Bạn đang tìm hiểu quy trình giám sát thi công nội thất chung cư, biệt thự, nhà phố…bạn không biết giám sát thi công căn hộ cần phải làm những công việc gì? Vậy việc mà bạn cần làm ngay bây giờ là hãy đọc hết bài viết này của chúng tôi nhé. Bài viết này ATZ LUXURY sẽ chia sẻ với bạn 7 bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình giám sát thi công trong nội thất. Trước khi chia sẻ quy trình chúng ta cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
- 1 Giám sát thi công nội thất là gì ?
- 2 Những ai có thể giám sát thi công nội thất?
- 3 Quy trình giám sát thi công nội thất với 7 bước cơ bản sau
- 3.1 Bước 1: Cần đọc hiểu và kiểm tra chính xác của hồ sơ thiết kế nội thất
- 3.2 Bước 2: Đánh giá hồ sơ thiết kế và thi công nội thất
- 3.3 Bước 3: Giám sát từng hạng mục nội thất
- 3.4 Bước 4: Cần đảm bảo tiến độ thi công lắp đặt nội thất trong hợp đồng đã ký
- 3.5 Bước 5: Cân đối và tính toán giá nguyên vật liệu đưa vào sử dụng
- 3.6 Bước 6: Làm báo cáo theo định kỳ
- 3.7 Bước 7 Nghiệm thu hạng mục và lắp đặt hoàn thiện
Giám sát thi công nội thất là gì ?
Giám sát thi công nội thất chính là việc kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của thợ thi công, hoàn thiện nội thất theo đúng thiết kế đã duyệt, tiêu chuẩn hợp đồng công trình đã ký kết, đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Nói ngắn gọn lại giám sát thi công xây dựng có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, xử lý, nghiệm thu và báo cáo các đầu công việc thi công tại công trình cho chủ đầu tư.
Những ai có thể giám sát thi công nội thất?
Những người có thể làm công việc giám sát thi công nội thất đó là các kỹ sư, kiến trúc sư, có kinh nghiệm về lĩnh vực nội thất, xây dựng, thường những ứng viên thành thạo sử dụng các ứng dụng phần mềm như Autocad, Photoshop và một số phần mềm hỗ trợ khác như Excel, word sẽ có lợi thế trong việc ứng tuyển vào vị trí giám sát thi công nội thất.
Quy trình giám sát thi công nội thất với 7 bước cơ bản sau
Bước 1: Cần đọc hiểu và kiểm tra chính xác của hồ sơ thiết kế nội thất
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng bắt buộc người giám sát phải biết, nhân viên nhận nhiệm vụ giám sát phải có trách nhiệm kiểm tra khảo sát và đánh giá kỹ thuật hồ sơ thiết kế trước khi gửi xuống xưởng thi công. Tính toán dự toán theo hồ sơ thiết kế phát hiện ra những thiếu sót, đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng thi công cũng như tối ưu được chi phí phát sinh.
Bước 2: Đánh giá hồ sơ thiết kế và thi công nội thất
Nhân viên giám sát thi công phải có kỹ năng kiểm tra đánh giá và nhận xét hồ sơ thiết kế theo từng hạng mục để có thể thực hiện theo đúng quy trình và tiêu chuẩn xây dựng, nhiều khi Kiến Trúc Sư sơ xuất bàn giao hồ sơ thiết kế thiếu sót không chuẩn, nếu giám sát thi công không kiểm tra được đưa xuống xưởng thi công thì thiệt hại nhận về là rất lớn.
Bước 3: Giám sát từng hạng mục nội thất
Nhân viên giám sát phải chịu trách nhiệm bao quát từng đầu hạng mục nội thất, kiểm tra nguyên vật liệu đưa vào sử dụng có đúng với những gì hợp đồng cam kết không, kích thước, thông số có chuẩn so với thiết kế không, để phát hiện những sai sót và kịp thời đưa ra các phương án chỉnh sửa cho hiệu quả.
Bước 4: Cần đảm bảo tiến độ thi công lắp đặt nội thất trong hợp đồng đã ký
Người giám sát chính là người phải chịu trách nhiệm đôn đốc thợ thi công nội thất, đảm bảo tiến độ sản xuất và cho ra sản phẩm theo đúng như trong hợp đồng đã ký, tiến hành nghiên cứu và đề xuất ra các giải pháp gấp rút thực hiện thi công theo đúng thời gian nhưng vẫn phải cam kết và đảm bảo về mặt chất lượng.
Bước 5: Cân đối và tính toán giá nguyên vật liệu đưa vào sử dụng
Người giám sát cần phải am hiểu về nguyên vật liệu, đối với giám sát trong lĩnh vực nội thất cần phải hiểu về các loại gỗ để tính toán sự chênh lệch về giá thành khi sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để từ đó đưa được ra những phương án thi công hiệu quả nhất.
Xem thêm: Thi công nội thất chung cư giá rẻ trọn gói
Bước 6: Làm báo cáo theo định kỳ
Làm báo cáo theo định kỳ là một trong những việc mà nhân viên giám sát cũng cần phải làm, quản lý chỉ có thể nắm được công việc thông qua các bản báo cáo, chính vì vậy nhân viên giám sát cũng cần phải báo cáo về tiến độ thi công, những yếu tố hạn chế và khuyết điểm tồn tại sau mỗi lần hoàn thành công trình.
Bước 7 Nghiệm thu hạng mục và lắp đặt hoàn thiện
Nhân viên giám sát thi công có trách nghiệm, nghiệm thu toàn bộ từng hạng mục đã hoàn thành xong, những sản phẩm nội thất khi lắp đặt lên có vấn đề gì không, nghiệm thu với chủ đầu tư.
Trên đây là 7 bước quan trọng trong quy trình giám sát thi công nội thất mà bất cứ ai làm trong vị trí này đều cần phải biết, dù bạn là sinh viên, là nhân viên giám sát hay là nhà tuyển dụng bạn cũng nên tham khảo để hiểu thêm về vị trí này, hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại cho bạn thêm kiến thức về lĩnh vực giám sát, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0915.178.091 để được tư vấn thêm.
Đức Nguyễn – thietkenoithatatz.com