Hiện nay, đất nước Việt Nam đang phấn đấu để trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các cụm công nghiệp mọc lên rất nhiều. Tuy nhiên, muốn thiết kế nhà xưởng chất lượng, tối ưu công năng sử dụng và vận hành ổn định cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn thiết kế theo quy định của nhà nước.
Bài viết này, ATZ LUXURY xin bật mí các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng theo quy định và mới nhất 2023. Bạn hãy bớt chút thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu tường tận ngay bên dưới nhé.
Xem thêm: Các mẫu thiết kế nhà xưởng phù hợp với nhiều ngành nghề được cập nhật mới nhất hiện nay.
Nội Dung Bài Viết
- 1 Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng là gì?
- 2 Tại sao cần áp dụng các tiêu chuẩn trong thiết kế, thi công nhà xưởng?
- 3 Một số văn bản pháp luật về quy chuẩn thiết kế, xây dựng nhà xưởng
- 4 Các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng theo quy định mà bạn cần nắm rõ
- 4.1 Tiêu chuẩn về trọng tải nền móng nhà xưởng
- 4.2 Tiêu chuẩn về thiết kế mái, cửa mái nhà xưởng (độ dốc mái, kích thước cửa mái)
- 4.3 Tiêu chuẩn thiết kế vách ngăn và tường (độ chịu lực, thông số kỹ thuật)
- 4.4 Quy chuẩn thiết kế cửa sổ, cửa đi nhà xưởng (mức độ chiếu sáng tiêu chuẩn)
- 4.5 Tiêu chuẩn về hệ thống thông gió
- 4.6 Quy chuẩn thiết kế hệ thống ánh sáng tự nhiên trong nhà xưởng
- 4.7 Quy chuẩn thiết kế hệ thống cách nhiệt
- 4.8 Tiêu chuẩn mái che nhà xưởng
- 4.9 Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
- 4.10 Tiêu chuẩn khu vực văn phòng kết hợp với nhà xưởng
- 4.11 Tiêu chuẩn về hệ thống camera an ninh
- 4.12 Hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn pháp luật
- 4.13 Tiêu chuẩn lưới chống côn trùng
- 5 Liên hệ tư vấn thiết kế – Xây dựng nhà xưởng phù hợp với các tiêu chuẩn hiện nay
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng là gì?
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng chính là các quy định về thông số kỹ thuật, quy cách thiết kế xây dựng, kích thước cho từng hạng mục theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước. Tất cả các hạng mục thi công thiết kế nhà xưởng cần phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo công năng sử dụng, tối ưu diện tích và phù hợp với đặc thù sản xuất của nhà xưởng.
Tại sao cần áp dụng các tiêu chuẩn trong thiết kế, thi công nhà xưởng?
Không phải tự nhiên mà nhà nước lại đặt ra một số tiêu chuẩn trong thiết kế, thi công nhà xưởng để chủ doanh nghiệp lớn, nhỏ tuân thủ và chấp hành. Đây được xem là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tổng thể công trình khi đã hoàn thiện và bàn giao cho chủ đầu tư.
Hơn nữa, việc áp dụng các tiêu chuẩn trong thiết kế, thi công nhà xưởng còn đảm bảo tiến độ, quy trình thi công diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ theo đúng tiến độ và quy trình vận hành. Đồng thời còn đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ và công nhân khi làm việc.
Một số văn bản pháp luật về quy chuẩn thiết kế, xây dựng nhà xưởng
Đối với thiết kế – xây dựng nhà xưởng, việc thiết kế thi công cần phải đảm bảo theo tiêu chuẩn theo quy định pháp luật. Dưới đây là một số TCVN theo quy định hiện hành, bạn có thể tham khảo thêm:
- TCXD 16:1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
- TCVN – 4474:1987 – TC thiết kế – Thoát nước bên trong.
- TCVN – 4513:1988 – TC thiết kế – Cấp nước bên trong.
- TCVN 4605:1988 – TC thiết kế – Tiêu chuẩn về kỹ thuật nhiệt, kết cấu ngăn che.
- TCXD 29:1991 – TC Thiết kế – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.
- TCXD 25:1991 – TC thiết kế – Đặt dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.
- TCXD 27:1991 – TC thiết kế – Thiết bị trong nhà và công trình công cộng.
- TCVN 5687:1992 – TC thiết kế – Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm.
- TCVN 5760:1993 – TC thiết kế – TC về hệ thống chữa cháy – yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- TCVN 5783:2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật .
- TCVN 6160:2005 – TC thiết kế – Yêu cầu cơ bản về phòng cháy chữa cháy khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, mở rộng đối với các nhà.
- TCXDVN 356:2005 – TC thiết kế – kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
- TCXDVN 338:2005 – Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng kết cấu thép.
- TCVN 2737:2006 – TC thiết kế – Tải trọng và tác động.
- TCVN 46:2007 – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng.
- TCXDVN 394-2007 – Phần an toàn – Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng.
- TCVN 4319:2012 – Nguyên tắc thiết kế cơ bản – Nhà và công trình công cộng.
- TCVN 4514 – 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp, tổng mặt bằng.
- TCVN 4604:2012 – TC thiết kế – Về xí nghiệp công nghiệp – Nhà sản xuất.
Các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng theo quy định mà bạn cần nắm rõ
Trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng cũng có những quy định tiêu chuẩn riêng về chất lượng. Do đó, muốn đánh giá chất lượng nhà xưởng cần phải xem xét một số tiêu chuẩn về thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng không thể không nhắc tới dưới dây.
Tiêu chuẩn về trọng tải nền móng nhà xưởng
Tiêu chuẩn về trọng tải nền móng nhà xưởng cần phải đáp ứng yêu cầu về bản vẽ kết cấu móng, nền theo quy định TCVN 2737:1995. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về địa chất công trình, địa chất thủy văn, công nghệ tải trọng. Cụ thể như:
- Thiết kế nền nhà xưởng trên đất yếu, bùn phải có biện pháp xử lý nền phù hợp với địa chất.
- Lựa chọn kết cấu nền, dạng nền phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu về công nghệ, điều kiện sử dụng.
- Đối với nền nhà xưởng kết cấu bê tông, bê tông cốt thép phải có phôi thép chịu lực, chống va đập, chống ăn mòn axit, kiềm.
- Thiết kế nền cho khu vực nhà kho, bãi, bốc dỡ vật liệu phải bằng phẳng.
- Mặt nền có lớp lót cứng và thiết kế hệ thống thoát nước khi trời mưa đảm bảo.
Đối với thiết kế nền nhà xưởng bằng bê tông nên chia thành các ô nhỏ có chiều dài tối đa 0,6m và lớp lót bê tông có độ dày tối thiểu là 0,1m. Giữa các mạch của tấm bê tông phải được chèn bi tum. Còn chiều rộng của nền hè thường dao động từ 0,2 đến 0,8 m và độ dốc là 1 đến 2%.
Tiêu chuẩn về thiết kế mái, cửa mái nhà xưởng (độ dốc mái, kích thước cửa mái)
Theo quy chuẩn về xây dựng được sửa đổi và ban hành vào năm 2012 thì các hạng mục về thiết kế mái, cửa mái nhà xưởng cần đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cụ thể, phần mái phải có có độ dốc, kích thước cửa mái phù hợp.
Tùy thuộc vào từng loại vật liệu mà chủ doanh nghiệp lựa chọn sẽ có những hạn mức quy định khác nhau. Thông thường, mái lợp tôn phải có độ dốc đạt 15 – 20%. Mái ngói có độ dốc 50 – 60% còn đối với mái bằng được làm từ bê tông cốt thép có độ dốc từ 5 – 8%.
Tiêu chuẩn thiết kế vách ngăn và tường (độ chịu lực, thông số kỹ thuật)
Tùy thuộc vào đặc tính, quy mô cũng như nhu cầu sử dụng sẽ có tiêu chuẩn thiết kế vách ngăn và tường với độ chịu lực, thông số kỹ thuật khác nhau. Hiện nay, các loại tường nhà xưởng được ứng dụng phổ biến là tường chịu lực, tường chèn khung và tường tự chịu lực.
Vật liệu xây dựng tường làm từ gạch, đá tự nhiên, tấm amiang xi măng hay bê tông cốt thép. Nếu tường ngoài làm từ tấm amiang xi măng hoặc vật liệu nhẹ thì nên thiết kế chân tường là gạch, đá với chiều cao phù hợp.
- Nếu chân tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa bằng vữa xi măng mác 75 dày 20cm và đặt ngang ở mặt nền nhà xưởng.
- Tường ngăn phân xưởng có thể tháo lắp dễ dàng.
- Tường nhà xưởng sản xuất thì mỗi nhịp có kích thước tối đa 12m và chiều cao cột tối đa 6m.
Quy chuẩn thiết kế cửa sổ, cửa đi nhà xưởng (mức độ chiếu sáng tiêu chuẩn)
Quy chuẩn thiết kế cửa sổ, cửa đi nhà xưởng cần phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Độ cao cửa tối đa 2,4m so với mặt sàn và có thể đóng mở dễ dàng.
- Độ cao cửa sổ tối đa 2,4m và phải lắp khung cố định, có kẹp giữ chắc chắn để chống bão gió.
Tiêu chuẩn về hệ thống thông gió
Khi thiết kế nhà xưởng nên bố trí các cửa đón gió, thông gió nhằm đảm bảo độ thông thoáng và khả năng lưu thông không khí hiệu quả nhất. Việc đáp ứng tiêu chuẩn về hệ thống thông gió sẽ góp phần loại bỏ bụi bẩn, cải tạo bầu không khí và đảm bảo sức khỏe của người lao động.
Hiện nay, có 2 hệ thống thông gió được rất nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn khi xây dựng nhà xưởng là hệ thống thông gió tự nhiên và hệ thống thông gió trong nhà xưởng sử dụng kênh dẫn gió.
Quy chuẩn thiết kế hệ thống ánh sáng tự nhiên trong nhà xưởng
Nên thiết kế nhà xưởng theo không gian mở, bố trí cửa sổ rộng rãi hoặc thiết kế giếng trời để đón ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ các thiết bị điện dân dụng như đèn chiếu sáng.
Lưu ý: Nên kết hợp nguồn ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm năng lượng, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động.
Quy chuẩn thiết kế hệ thống cách nhiệt
Nhà xưởng cũng cần đáp ứng quy chuẩn thiết kế hệ thống cách nhiệt từ vách ngăn, mái che. Điều này sẽ hạn chế tối đa hiện tượng cháy nổ cũng như giảm thiệt hại tối đa khi xảy ra cháy nổ.
Tiêu chuẩn mái che nhà xưởng
Hệ thống mái che đạt tiêu chuẩn cần thiết kế kéo dài 4m, liền kề giữa các nhà xưởng để hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến từ điều kiện thời tiết như nắng, mưa. Chất liệu mái che đạt tiêu chuẩn, không hề gỉ sét và bề lâu theo thời gian sử dụng lâu dài.
Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy cũng được áp dụng khi thiết kế nhà xưởng. Cần bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng của các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Một số giải pháp chống cháy nổ như sử dụng vật liệu cháy chậm, hệ thống đèn báo cháy và cảnh báo âm thanh, thiết kế hệ thống chống cháy nổ tự động (nếu có), hệ thống ngắt điện tự động,…
Tiêu chuẩn khu vực văn phòng kết hợp với nhà xưởng
Nên bố trí riêng biệt khu vực văn phòng với khu vực kho xưởng bằng vách ngăn kính cường lực để không gian làm việc trở nên thông thoáng, không hề bí bách hay tù túng. Đặc biệt, khu vực văn phòng nên bố trí hệ thống an ninh chất lượng và bảo vệ với khu vực kho xưởng.
Tiêu chuẩn về hệ thống camera an ninh
Tùy thuộc vào quy mô nhà xưởng sẽ lắp đặt hệ thống camera an ninh với số lượng khác nhau. Nhằm đảm bảo tài sản cho doanh nghiệp sản xuất và quản lý quá trình vận hành nhà xưởng.
Hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn pháp luật
Hệ thống xử lý nước thải khi xây dựng, thiết kế nhà xưởng cũng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn pháp luật. Nước sản xuất cần phải xử lý qua 3 năng trước khi xả ra hệ thống cấp thoát nước. Hố ga hay hố xử lý nước thải phải bố trí hợp lý, không ảnh hưởng đến khu vực sản xuất, lưu trữ hàng hóa và chất lượng đời sống của các hộ gia đình lân cận.
Tiêu chuẩn lưới chống côn trùng
Côn trùng ở môi trường bên ngoài cũng có thể xâm hại và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất. Những vị trí như cửa sổ, giếng trời là khu vực côn trùng có thể xâm nhập vào nhà xưởng tốt nhất. Bạn nên bố trí các loại lưới chống côn trùng xâm nhập và chim vào khu xưởng làm tổ hay sinh sống.
Liên hệ tư vấn thiết kế – Xây dựng nhà xưởng phù hợp với các tiêu chuẩn hiện nay
ATZ LUXURY là đơn vị chuyên tư vấn thiết kế – xây dựng nhà xưởng phù hợp với các quy chuẩn trong nước và quốc tế. Sở hữu đội ngũ KTS, nhân viên, kỹ sư tư vấn, kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí có trình độ chuyên môn cao. Đơn vị đã thực hiện hàng nghìn dự án lớn nhỏ trên cả nước và nhận được nhiều sự đánh giá tích cực từ phía khách hàng.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng và đội ngũ nhân sự chất lượng. Chúng tôi luôn đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe từ phía quý khách hàng trong lĩnh vực thi công thiết kế nhà xưởng.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thi công xây dựng nhà xưởng trọn gói, chuyên nghiệp của ATZ LUXURY.
Khi khách hàng đồng hàng cùng ATZ sẽ được đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn miễn phí. Các quy trình, thủ tục làm việc tại đơn vị rất khoa học, rõ ràng và minh bạch. Tiến độ và thời gian thiết kế, xây dựng nhà xưởng luôn được ATZ cam kết đảm bảo nhanh chóng.
Hãy liên hệ ngay ATZ LUXURY để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. Đồng thời còn được đơn vị tư vấn giải pháp xây dựng và thiết kế nhà xưởng đảm bảo chất lượng, tối ưu công năng sản xuất, thẩm mỹ cao với giá thành hợp lý.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, các doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý những vấn đề xoay quoanh đến thiết kế thi công nhà xưởng. Cám ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.
Xem thêm:
- Đơn giá thiết kế thi công nhà xưởng cập nhật mới nhất hiện nay
- Báo giá xây dựng nhà xưởng bê tông cốt thép tốt nhất hiện nay
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com