Văn phòng đóng, còn được biết đến là không gian làm việc đóng, mang đến không gian cá nhân và riêng tư cho nhân viên tập trung làm việc, hạn chế tối đa sự phân tâm từ môi trường xung quanh.
Trong bài viết này, hãy cùng ATZ LUXURY tìm hiểu về văn phòng đóng là gì? Chúng ta sẽ đi sâu vào ưu điểm và nhược điểm của mô hình này để giúp bạn có quyết định phù hợp với văn phòng của mình.
Nội Dung Bài Viết
Văn phòng đóng là gì?
Văn phòng đóng là gì? Văn phòng đóng là kiểu thiết kế không gian làm việc với các phòng riêng biệt hoặc buồng làm việc kín, mang lại sự riêng tư và giảm thiểu tiếng ồn so với không gian mở.
Mô hình văn phòng đóng (hay văn phòng kín, văn phòng riêng) là kiểu văn phòng được phát triển bởi kiến trúc sư người Mỹ Robert Propst vào cuối năm 1960 với tên gọi “Action Design”.
Trong văn phòng đóng, mỗi phòng ban được bố trí một không gian làm việc riêng biệt, giúp tạo sự tập trung và giảm tiếng ồn. Nhân viên có không gian làm việc riêng tư, giúp họ có thể làm việc hiệu quả và ít bị làm phiền hơn.
Những năm gần đây, xu hướng thiết kế văn phòng mở đang ngay càng phổ biến, khiến cho sự phổ biến của văn phòng đóng có phần giảm sút. Tuy nhiên, văn phòng đóng vẫn là lựa chọn phù hợp cho những doanh nghiệp đặc thù cần sự bảo mật cao.
Đặc điểm mô hình văn phòng đóng
Mô hình văn phòng đóng thường sẽ có 1 số đặc điểm sau:
- Không gian được phân chia tách biệt thành từng phòng ban nhỏ, thường theo khối vuông, ngăn cách nhau bằng tường hoặc vách ngăn.
- Các phòng ban riêng biệt đều được trang bị cửa ra vào, nhằm tạo sự tách bạch và đảm bảo sự riêng tư giữa các bộ phận.
- Mỗi nhân viên sẽ có khu vực làm việc riêng, bao gồm các vật dụng và phương tiện sử dụng cho công việc (bàn, ghế, máy tính,…), không gian làm việc riêng của từng cá nhân thường sẽ được ngăn cách bằng các vách ngăn lửng gắn liền với bàn.
Ưu điểm nhược điểm của văn phòng đóng
Ưu điểm
Có nhiều người cho rằng, văn phòng đóng đã “lỗi thời” và cần được thay thế bằng những thiết kế mới lạ, hiện đại hơn. Tuy nhiên trên thực tế, ta không thể phủ nhận văn phòng đóng vẫn có những ưu điểm rất riêng và nổi bật của nó. Có thể kể đến một số điểm ưu việt của mô hình văn phòng đóng như:
Đối với nhân viên:
- Tính bảo mật, riêng tư cá nhân cao: việc phân chia khu vực làm việc cho từng cá nhân sẽ giúp nhân viên cảm thấy an toàn, thoải mái, từ đó nâng cao chất lượng công việc.
- Giúp nhân viên tập trung cao độ trong khoảng thời gian dài: Trong không gian yên tĩnh, con người thường có xu hướng tập trung hơn, nhiệt huyết hơn, tinh thần làm việc được đẩy cao hơn nhiều.
- Tăng khả năng sáng tạo: Môi trường làm việc yên tĩnh sẽ giúp nhân viên nghĩ ra nhiều ý tưởng mới mẻ, trong khi môi trường làm việc ồn ào sẽ khiến nhân viên dễ bị phân tâm, cắt đứt mạch suy nghĩ và sáng tạo.
- Hạn chế tiếng ồn có thể gây xao nhãng, mất tập trung cho nhân viên trong quá trình làm việc.
- Đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, đặc biệt là vào các mùa có nhiều nguồn bệnh dễ lây nhiễm.
Đối với doanh nghiệp:
- Nâng cao hiệu suất làm việc: Các nhân sự khi được cung cấp không gian làm việc yên tĩnh, sẽ có mức độ tập trung cao hơn, giúp họ hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Đảm bảo tính bảo mật: Mỗi bộ phận đều có những khối lượng thông tin và công việc riêng biệt, mô hình văn phòng đóng sẽ giúp bảo mật thông tin của từng phòng ban, tránh các rủi ro liên quan đến rò rỉ thông tin mật.
- Phân chia phòng ban rõ ràng: Điều này sẽ giúp việc tìm kiếm các phòng ban, bộ phận được dễ dàng và nhanh chóng hơn, việc trao đổi thông tin cũng được bảo mật hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, văn phòng đóng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định, có thể kể đến 1 số vấn đề như:
Đối với nhân viên:
- Hạn chế hiệu quả làm việc nhóm: Do có sự chia tách nhất định giữa các phòng ban, thế nên các nhân viên cũng sẽ ít sự giao tiếp với nhau, từ đó làm giảm năng suất làm việc nhóm và khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
- Di chuyển không linh hoạt: Nhân viên sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để di chuyển và tìm kiếm phòng ban mình cần đến.
- Truyền đạt thông tin hạn chế: Do có sự ngăn cách về vị trí, thế nên các nhân viên cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nắm bắt và truyền đạt thông tin tới các đồng nghiệp.
- Tính tương tác thấp: Với văn phòng đóng, hoạt động của từng bộ phận là riêng biệt, thế nên các nhân viên cũng có ít cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với nhau. Từ đó, khả năng cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau trong từng phòng ban cũng sẽ bị hạn chế đi ít nhiều.
Đối với doanh nghiệp:
- Khó giám sát được nhân viên: Vì các không gian đã được chia nhỏ theo từng bộ phận, thế nên chủ doanh nghiệp/quản lý sẽ phải mất thời gian di chuyển, tiếp cận từng phòng ban để biết chính xác nhân viên đang làm gì tại 1 thời điểm nhất định.
- Khả năng phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận: Do có sự phân tách nhau về không gian làm việc, nên khả năng giao tiếp và trao đổi công việc giữa các phòng ban có phần bị hạn chế hơn, từ đó, các bộ phận cũng khó khăn hơn trong việc nắm bắt tình hình và hỗ trợ lẫn nhau.
- Chi phí xây dựng tốn kém: Do đặc thù của mô hình văn phòng đóng là phân chia không gian, có nhiều các phòng bộ phận nhỏ với cấu trúc, chức năng khác nhau, nên sẽ tốn diện tích, nguyên vật liệu và nhân công nhiều hơn. Vì vậy, chi phí thiết kế và xây dựng mô hình văn phòng đóng cũng có phần cao hơn so với các loại hình văn phòng khác. Thêm vào đó, chi phí nội thất cũng sẽ cao hơn, do phải phân chia nội thất về nhiều phòng ban nhỏ hơn.
Mô hình văn phòng đóng phù hợp với doanh nghiệp, lĩnh vực nào?
Doanh nghiệp có tính chất đặc thù
Một số doanh nghiệp có tính chất công việc đặc thù sẽ nên cân nhắc lựa chọn sử dụng mô hình văn phòng đóng. Chẳng hạn như các công ty kiểm toán – tài chính, công ty công nghệ, luật, ngân hàng,…
Đây là những ngành nghề cần đến sự tập trung cao độ của nhân viên trong thời gian dài. Thêm vào đó, những ngành này thường có nhiều hồ sơ, tài liệu quan trọng, với mức độ bảo mật cao, cần được cất giữ và xử lý thật cẩn thận. Khi đó, một văn phòng đóng truyền thống, được trang bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư để cất trữ, xử lý và đảm bảo bí mật sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
Xem thêm: So sánh 16 sắc thái giữa văn phòng đóng và văn phòng mở
Doanh nghiệp có quy mô lớn, năng lực tài chính vững vàng
Mô hình văn phòng đóng do phải phân chia không gian, nên sẽ tốn nhiều diện tích, nguyên vật liệu cũng như nhân công hơn để xây dựng, vì vậy chi phí cũng sẽ cao hơn so với các loại hình văn phòng khác. Chính vì vậy, những công ty quy mô lớn, có tầm nhìn, mong muốn phát triển bền vững và có năng lực tài chính ban đầu tốt có thể cân nhắc thiết kế và xây dựng mô hình văn phòng đóng này.
Một số mẫu văn phòng đóng đẹp và ấn tượng nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng mô hình văn phòng đóng, với rất nhiều phong cách, kiểu dáng và cá tính khác nhau. Ngay bây giờ, xin mời bạn hãy cùng ATZ LUXURY “chiêm ngưỡng” những mẫu văn phóng không gian đóng ấn tượng dẫn đầu xu hướng trong những năm gần đây nhé!
Những mẫu văn phòng đóng do ATZ LUXURY thực hiện
Công ty CNC tại Hải Dương
Logo sau bàn làm việc nổi bật trên đá cẩm thạch sang trọng
Công ty đường sắt Hà Hải
Phòng giám đốc rộng rãi, thoáng mát
Tranh treo tường vừa ý nghĩa vừa tạo điểm nhấn cho văn phòng
Phòng văn thư có thiết kế đơn giản, hiện đại
Phòng họp lớn rộng rãi, có sức chứa nhiều người
Những mẫu văn phòng đóng đẹp nhất 2023 – 2024
Mẫu thiết kế văn phòng cực kỳ ấn tượng với 2 tone màu đen – trắng tương phản mạnh mẽ, tạo hiệu ứng thị giác tuyệt vời.
Không gian làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, rất phù hợp với các doanh nghiệp trẻ.
Thiết kế không gian làm việc với tone màu xám – đen giúp tạo hiệu ứng bí ẩn, trang nhã và vô cùng cuốn hút.
Mẫu văn phòng đóng đơn giản, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, vừa tiết kiệm điện, vừa giúp nhân viên dễ dàng sáng tạo thêm nhiều ý tưởng.
Sử dụng chất liệu gỗ làm nguyên vật liệu chủ yếu, mẫu văn phòng khép kín này đem lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu, phù hợp với những công ty, ngành nghề áp lực cao.
Mẫu thiết kế văn phòng đóng tối giản, chỉ cần khéo léo bài trí thêm cây xanh và tận dụng tối đa nguồn ánh sáng thiên nhiên, chúng ta đã sở hữu một không gian làm việc trong lành, tươi mới.
Thiết kế không gian văn phòng đơn giản, tạo cảm giác hiện đại, mới mẻ, thể hiện được sự chuyên nghiệp của tổ chức và cá nhân.
Phối cảnh văn phòng khép kín có sự kết hợp của các tone màu gỗ – xanh mint – xám, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, tạo động lực cho nhân viên làm việc tập trung hơn.
Không gian làm việc tràn ngập ánh sáng tự nhiên, cùng với chất liệu gỗ được sử dụng vô cùng hợp lý, đã khiến cho văn phòng trở nên gần gũi, thoải mái hơn, giảm bớt sự căng thẳng và áp lực cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Phối cảnh không gian văn phòng khép kín tối ưu nguồn ánh sáng tự nhiên, giúp đem lại nguồn năng lượng tích cực, giảm bớt cảm giác áp lực, căng thẳng cho nhân viên.
Trên đây là những thông tin về khái niệm, đặc điểm cũng như những lợi ích và hạn chế của văn phòng đóng là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho văn phòng của mình. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế văn phòng làm việc thì hãy liên hệ ATZ LUXURY để được tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm: Văn phòng hỗn hợp là gì? Khái niệm, đặc điểm và ưu nhược điểm
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com