Để một quán cà phê có thể đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, đem lại nguồn doanh số cao và thời gian kinh doanh ổn định cần có các bước setup quán cafe theo đúng quy trình. Vậy quy trình đó là gì? cần thực hiện mấy bước? hãy cùng ATZ LUXURY khám phá ngay quy trình 9 bước setup quán cafe dành cho người mới bắt đầu nhé!
Nội Dung Bài Viết
- 1 Sự phát triển của ngành cafe tại thị trường Việt Nam
- 2 Quy trình 9 bước setup quán cafe dành cho người mới
- 2.1 Bước 1: Setup quán cafe dựa trên ngân sách đầu tư dự kiến và mục tiêu kinh doanh
- 2.2 Bước 2 : Xác định loại hình setup quán cafe phù hợp khách hàng mục tiêu
- 2.3 Bước 3: Chọn mô hình setup quán cafe, thuê mặt bằng và hoàn thiện thủ tục pháp lý
- 2.4 Bước 4: Setup một quán cafe độc đáo với phong cách riêng của mình
- 2.5 Bước 5: Xây dựng setup menu đồ uống cho quán cafe
- 2.6 Bước 6: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
- 2.7 Bước 7: Setup hệ thống quản lý của quán cafe
- 2.8 Bước 8: Khai trương quán cafe
- 2.9 Bước 9: Lên chiến lược marketing là bước quan trọng trong setup quán cafe
Sự phát triển của ngành cafe tại thị trường Việt Nam
Ngành cafe Việt Nam hiện đang bùng nổ và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, các quán cafe với đủ các phong cách khác nhau từ phong cách hiện đại, phong cách cổ điển, phong cách instrial, phong cách cafe sân vườn, quán cafe tropical,..
Ngành cà phê phát triển với sự bùng nổ rầm rộ của các quán mới mở cũng tạo ra những thách thức đối với chủ đầu tư, làm sao để thiết kế quán cà phê có nét độc đáo, ấn tượng và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng.
Ngành cà phê chắc chắn sẽ còn phát triển trong tương lai, đòi hỏi mỗi chủ đầu tư cần khai thác triệt để có kế hoạch đầu tư và chi tiêu hợp lý để Setup cho quán cà phê của mình trở nên thu hút nhất.
Quy trình 9 bước setup quán cafe dành cho người mới
Bước 1: Setup quán cafe dựa trên ngân sách đầu tư dự kiến và mục tiêu kinh doanh
Có hai hình thức để kinh doanh quán cà phê phổ biến dựa vào chi phí đầu tư và mục tiêu kinh doanh: Kinh doanh vì đam mê và kinh doanh vì lợi nhuận.
Kinh doanh vì đam mê thường xuất phát từ những sở thích và phong cách của chủ đầu tư, quán cafe này thường không chú trọng yếu tố lợi nhuận, được thiết kế và setup theo ý tưởng riêng của chủ quán.
Tuy nhiên, hình thức kinh doanh vì đam mê thường tiềm ẩn nhiều rủi ro vì không chú trọng vào quản lý, điều hành quán và hầu hết chưa có kinh nghiệm trong việc setup quán đúng chuẩn mà chỉ có số vốn đầu tư, sau đó mở quán theo ý tưởng, phong cách chủ quan của mình.
Ngược lại, với kinh doanh vì đam mê là kinh doanh vì lợi nhuận, các quán cà phê kinh doanh theo hình thức này sẽ phải tính toán cẩn thận từng bước, từng chi phí trong quá trình kinh doanh để đảm bảo setup quán cà phê chuẩn xác nhất.
Hình thức kinh doanh này đòi hỏi có khả năng điều hành, kiểm soát chi tiết nhằm thực hiện các kế hoạch hoàn chỉnh để quản lý về chi tiêu và doanh thu cho quán đạt được lợi nhuận tối đa.
Trước những khó khăn và phát sinh sự cố bất ngờ, hình thức kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn, mục đích đề ra với những đối tượng khách hàng cụ thể do đó quán sẽ có thời gian kinh doanh lâu dài ổn định.
Chi phí mà chủ doanh nghiệp cần biết đến để chi tiêu và sắp xếp kế hoạch rõ ràng là chi phí cố định và chi phí xoay vòng.
Chi phí cố định bao gồm tiền thiết kế thi công nội ngoại thất, tiền cọc mặt bằng, tiền thiết bị máy móc pha chế, các chi phí về nhân công, chi phí vật dụng,…
Chi phí để duy trì bao gồm các chi phí mặt bằng tiền, điện nước, điện thoại, internet và thức uống, các quà tặng khuyến mãi, chi phí cho marketing,….
Bước 2 : Xác định loại hình setup quán cafe phù hợp khách hàng mục tiêu
Để xác định được loại hình quán cà phê và phong cách setup quán cà phê phù hợp, trước tiên cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu quán hướng đến vì khách hàng là người trả tiền, giúp nuôi sống doanh nghiệp, tạo được nguồn doanh thu ổn định.
Bước nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các đối tượng khách hàng mà quán hướng đến đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển kinh doanh và mức lợi nhuận thu được của quán cà phê.
Quán cà phê theo phong cách hiện đại cao cấp hướng đến những đối tượng ở tầng lớp thượng lưu, khách hàng sang trọng, đẳng cấp,…
Quán cà phê theo phong cách industrial thích hợp với những ai yêu thích phong cách mạnh mẽ, trần trụi nhưng có tâm hồn nghệ thuật để thấu cảm được không gian có chiều rộng đa chiều, những nét mộc mạc gần gũi nhưng tinh tế trong không gian quán cà phê.
Quán cà phê sách thường tập trung vào những người thích đọc sách ưa chuộng không gian quán cà phê yên tĩnh.
Ở quán cà phê thú cưng thường hướng đến những người yêu thích động vật,…
Với những loại hình quán cà phê khác nhau thì cách setup và lựa chọn đồ dùng nội thất cũng khác nhau.
Tham khảo: 14+ Ý Tưởng Thiết Kế Quán Cafe Theo Mô Hình Kinh Doanh Hot Nhất
Bước 3: Chọn mô hình setup quán cafe, thuê mặt bằng và hoàn thiện thủ tục pháp lý
Chi phí thuê mặt bằng thường chiếm một khoản khá lớn, đặc biệt đối với những mô hình quán cà phê sân vườn, quán cà phê thưởng thức, cần một không gian thoáng đãng, có diện tích rộng.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh quán cũng sẽ quyết định đến lượng khách sẽ tìm đến quán cà phê của bạn.
Nên chọn những khu vực có vị trí giao thông thuận tiện, hiện đang có ít mô hình quán cà phê với ý tưởng giống với phong cách của bạn để giảm bớt tính cạnh tranh, tạo sự thu hút và ấn tượng mới với khách hàng.
Sau khi thuê xong mặt bằng cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiến hành thuê quán và sửa sang lại, tạo thành một không gian quán cà phê hoàn chỉnh theo mong muốn.
Bước 4: Setup một quán cafe độc đáo với phong cách riêng của mình
Phong cách cà phê đóng vai trò rất quan trọng đến sự thành bại của một thương hiệu quán cà phê, một quán cà phê độc đáo có ấn tượng khác biệt sẽ luôn là “chìa khóa” để thu hút khách hàng.
Việc tạo dấu ấn đối với khách hàng sẽ đóng vai trò rất quan trọng vì đây là cách thức quảng cáo, mỗi khách hàng đến quán sẽ giới thiệu đến bạn bè, người thân để tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng cho quán.
Có rất nhiều phong cách quán cà phê để chủ đầu tư có thể lựa chọn như phong cách hiện đại, phong cách industrial, phong cách tropical, Phong Cách Vintage- Retro,…
Xem thêm: 15+ Phong Cách Thiết Kế Quán Cafe HOT Trend Nhất 2022
Ngoài việc lựa chọn được một vị trí mặt bằng đắc địa và xác định được phong cách quán cà phê độc đáo, xác định được đối tượng khách hàng thì việc xây dựng menu đồ uống trong quán cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Menu chính là “linh hồn” của một quán cà phê do đó việc thiết kế menu đồ uống cũng không được tiến hành cẩu thả, “na ná” với những menu đồ uống thông thường của các quán khác mà cần có sự phá cách đặc biệt để đem đến ấn tượng khác lạ đối với khách hàng.
Menu cần được thiết kế dễ nhìn, đẹp mắt đồng thời có thể thuê đội ngũ nhiếp ảnh gia để chụp hình trực tiếp các món đồ uống, quầy trưng bày tại quán để làm background đồ uống trong Menu, giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Xây dựng được menu đồ uống cũng là cách thức để lựa chọn nguyên liệu phục vụ cho quá trình pha chế, chuyển giao quy trình phục vụ khách được đảm bảo tối đa, đem đến sự hài lòng cho khách hàng khi đến quán.
Menu cũng chính là bộ mặt thương hiệu của quán cà phê, do đó cần được thiết kế để diễn đạt những thế mạnh ưu điểm của quán.
Bước 6: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Một quán cà phê có đồ uống ngon và menu độc đáo với một không gian rất thư giãn sẽ gặp điểm trừ ngay lập tức nếu nhân viên phục vụ tỏ thái độ không tốt với khách hàng.
Việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên phục vụ sẽ góp phần làm cho quán cà phê trở nên lớn mạnh hơn, yếu tố con người trong chu trình phục vụ khách luôn cần được chú trọng.
Sau khi tuyển dụng được đội ngũ nhân viên có trình độ và tay nghề ổn định, cần liên tục tổ chức các buổi huấn luyện đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, quy trình phục vụ khách và những thái độ ân cần, lịch thiệp, mến khách để giữ chân khách hàng đến quán cà phê ngày một đông.
Bước 7: Setup hệ thống quản lý của quán cafe
Setup hệ thống quản lý của quán cà phê bao gồm quản lý về các chi phí nguồn vốn và nguồn doanh thu, quản lý nhân viên, quản lý các trang thiết bị nguyên vật liệu, các chi phí cố định và chi phí phát sinh trong quán,…
Hệ thống quản lý cũng cần được thiết lập để đảm bảo quản lý chặt chẽ, giám sát các hoạt động của nhân viên trong quá trình làm việc, đồng thời thường xuyên khích lệ động viên để nhân viên đam mê hơn với công việc, cống hiến hết mình cho quán cà phê ngày một phát triển.
Bộ phận quản lý cần triển khai các kế hoạch và công việc chi tiết để phân công cho từng bộ phận trong quán cà phê, tạo sự nhất quán và dễ dàng hơn trong chu trình quản lý, dễ phát hiện những lỗi sai và sửa sai kịp thời.
Khi quản lý cần có một quy chuẩn chung cho nhân viên phục vụ mức thưởng phạt và KPI cho nhân viên.
Có các mẫu ô bảng biểu, báo cáo công việc hàng tháng, hàng quý đến cấp quản lý.
Chấn chỉnh nhân viên và thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo để nhân viên có thể xử lý nhanh nhạy trong các tình huống, phục vụ khách hàng ngoài thực tế, hướng dẫn nhân viên sử dụng các phần mềm kinh doanh.
Hệ thống quản lý rất quan trọng để làm nên sự hưng thịnh của một quán cà phê khi kết hợp cùng công nghệ thông tin sẽ giúp việc quản lý được thực hiện dễ dàng, tiết kiệm được chi phí và sử dụng tối đa các nguồn lực của tổ chức .
Bước 8: Khai trương quán cafe
Yếu tố phong thủy cũng đóng vai trò rất quan trọng khi khai trương quán cà phê, lựa chọn ngày giờ khai trương tốt sẽ đem giúp công việc làm ăn luôn thuận buồm xuôi gió để quán cà phê phát triển đạt doanh thu ổn định.
Thông thường, khai trương cho quán cà phê thường lựa chọn vào những ngày cuối tuần, dịp lễ tết hoặc những ngày đầu năm là cơ hội khởi đầu rất tốt và tận dụng thời gian này để khách hàng đến thưởng thức đồ uống trong quán cà phê.
Bước 9: Lên chiến lược marketing là bước quan trọng trong setup quán cafe
Đối với những quán cà phê mới khai trương thì việc quảng cáo marketing cho quán cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để có chỗ đứng trên thị trường và khẳng định thương hiệu quán cà phê mới nổi nhưng có chất lượng phục vụ tốt, phong cách thiết kế ấn tượng giúp nhiều khách hàng để ý hơn đến quán.
Có rất nhiều cách thức để tiến hành marketing cho quán cà phê như truyền thông trên các kênh mạng xã hội, phát tờ rơi quảng cáo, gửi dịch vụ tin nhắn tự động gửi đến khách hàng trong các trung tâm thương mại về ưu đãi khai trương của quán,…
Với các bước trong quy trình setup quán cafe này, chắc hẳn đã giúp những chủ đầu tư có ý định mở quán cà phê có thêm nhiều gợi ý, nếu bạn đang mong muốn được tư vấn thiết kế và thi công cho quán cà phê hãy liên hệ ngay với ATZ LUXURY chúng tôi để được giải đáp.
Xem thêm:
[Cẩm nang] Mở quán cafe sân vườn – 9 kinh nghiệm để thành công
9 Tiêu Chuẩn Thiết Kế Quán Cafe Chủ Đầu Tư Và KTS Cần Biết
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com