Thị trường trà sữa hiện nay đang bùng nổ với những mô hình kinh doanh quán trà sữa với nhiều phong cách độc đáo, khiến nhiều nhà đầu tư mới “bối rối” khi lựa chọn để kinh doanh. Dưới đây ATZ LUXURY sẽ “bật mí” những mô hình kinh doanh quán trà sữa tiềm năng để chủ quán và nhà đầu tư tham khảo, có được những lựa chọn cho riêng mình.
Nội Dung Bài Viết
- 1 1. Mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền
- 2 2. Mô hình kinh doanh quán trà sữa truyền thống
- 3 3. Mô hình kinh doanh quán trà sữa xe đẩy lưu động
- 4 4. Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp cafe
- 5 5. Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp ăn vặt
- 6 6. Mô hình kinh doanh quán trà sữa thú cưng
- 7 7. Mô hình kinh doanh quán trà sữa bánh ngọt
- 8 8. Mô hình kinh doanh quán trà sữa tự chọn
- 9 Lời ngỏ
1. Mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền
Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền là hình thức và kinh doanh trà sữa được nhượng lại từ một thương hiệu lớn đã có chỗ đứng trên thị trường, một chủ đầu tư hay chủ quán mới sẽ chấp nhận trực tiếp quản lý các hạng mục kinh doanh, chương trình khuyến mãi, doanh thu hàng tháng và công thức chế biến trà sữa để giám sát dịch vụ và chất lượng sản phẩm.
Với tính chất kinh doanh nhượng quyền thích hợp cho những chủ quán mới mong muốn kinh doanh nhưng lo ngại về vấn đề xây dựng thương hiệu và không đủ chi phí để đầu tư.

Xu hướng thiết kế, xây dựng quán trà sữa nhượng quyền càng “hot” và gặt hái được nhiều thành công, tăng khả năng cạnh tranh của những quán trà sữa mới mở trên thị trường, cũng là một cách đầu tư thông minh đáng lựa chọn cho các chủ đầu tư mới.
Ưu điểm
- Với hình thức mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền, chi phí mở quán sẽ được hỗ trợ từ phía thương hiệu tư vấn, hỗ trợ chọn địa chỉ, các cơ sở vật chất liên quan đến thiết bị pha chế và những ý tưởng về thiết kế không gian quán, xây dựng nhận diện thương hiệu, chuyển giao các công thức pha chế, công nghệ sử dụng máy móc, thiết bị pha chế cùng cách quảng cáo quán đến với khách hàng,…
- Thiết kế kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền sản phẩm và quy trình phục vụ đã được chuẩn hóa, do đó đảm bảo sự đồng nhất, dễ dàng hơn cho việc quản lý.
- Chi phí cho việc xây dựng tên tuổi thường thấp hơn so với xây dựng một thương hiệu trà sữa mới có danh tiếng trên thị trường.
- Kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền có thể thu về lợi nhuận ngay vì thương hiệu đã được nhiều khách hàng biết đến, những tên tuổi của thương hiệu đã có nhiều khách hàng cũ quen thuộc và thường ít gặp phải rủi ro hơn so với việc tự kinh doanh thương hiệu trà sữa riêng.
Nhược điểm
- Trong quá trình kinh doanh mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền này cần dựa trên những khuôn khổ, quy tắc nhất định mà thương hiệu chủ đã đưa ra, cần làm cam kết đúng với thương hiệu nên vô tình làm hạn chế những khả năng sáng tạo trong quá trình kinh doanh.
- Thời gian sử dụng thương hiệu có quy định trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng, do vậy nếu muốn tiếp tục kinh doanh nhượng quyền phải ký hợp đồng lại.
- Nếu chỉ một trong số các cửa hàng trà sữa nhượng quyền bị “dính phốt” từ phía khách hàng, những quán kinh doanh còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
- Khi thương hiệu chủ ngày càng phát triển và kinh doanh tốt thì những quán trà sữa nhượng quyền của thương hiệu này cũng càng xuất hiện nhiều hơn. Trong tương lai những quán trà sữa này có thể chính là đối thủ cạnh tranh của quán bạn.
2. Mô hình kinh doanh quán trà sữa truyền thống
Mô hình kinh doanh quán trà sữa truyền thống thường bắt gặp nhiều những quán trà sữa với đủ các loại can siro xanh, đỏ, tím, vàng tại khu vực các cổng trường học, nơi dân cư hay các công ty.

Tuy nhiên, với mô hình trà sữa truyền thống này người thưởng thức thường lo ngại về chất lượng đồ uống, thông qua những can siro chưa được kiểm định về chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ nên bị các bậc phụ huynh cấm con gái không được uống trà sữa được pha chế từ những can siro này.
Mô hình trà sữa truyền thống hiện nay đã bị thu giảm số lượng, không còn quá nhiều chỉ tồn tại ở những vùng quê ở vị trí gần trường học.
Ưu điểm
- Mô hình quán trà sữa truyền thống có ưu điểm là giá thành rẻ với chi phí bán trà sữa chỉ dao động từ 10.000 đến 15000 VNĐ.
- Chi phí đầu tư cho việc pha chế một ly trà sữa rất tiết kiệm, vô cùng nhanh chóng và thuận tiện chỉ cần pha chế bằng các loại Siro.
- Công thức pha chế đơn giản, không cần sử dụng đến máy móc và những người pha chế bình thường cũng có thể học cách pha trong thời gian rất ngắn.
Nhược điểm
- Thường có chất lượng không được đảm bảo với nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu không rõ ràng, nguồn nguyên liệu quá rẻ và không có các chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Trà sữa được pha chế trong mô hình quán truyền thống này cũng gây hại cho sức khỏe người sử dụng và không được khuyến khích mở rộng cho mô hình trà sữa mẫu truyền thống.
3. Mô hình kinh doanh quán trà sữa xe đẩy lưu động
Mô hình kinh doanh trà sữa xe đẩy lưu động là một lựa chọn lý tưởng cho những chủ đầu tư mong muốn mở quán trà sữa nhưng chưa có một cửa hàng, không gian riêng để hoạt động kinh doanh.

Mô hình kinh doanh quán trà sữa này đang là xu hướng mới trên thị trường giúp thỏa mãn ý thích, niềm đam mê mở quán trà sữa với một khoản tiền nhỏ, chi phí xây dựng ban đầu thấp.
Xe đẩy trà sữa có hình dạng như một “căn nhà di động” với kích cỡ bằng một chiếc xe chở đồ, có thể linh động di chuyển ở nhiều vị trí khác nhau và những yêu cầu để hoạt động kinh doanh thấp hơn rất nhiều so với việc mở một cửa hàng kinh doanh truyền thống.
Ưu điểm
- So với những mô hình kinh doanh trà sữa kiểu truyền thống bán tại quầy cố định thì mô hình trà sữa xe đẩy lưu động có chi phí thấp hơn, chỉ cần một chiếc xe đẩy gọn gàng có thể linh động di chuyển ở bất kỳ địa điểm nào và không tốn kém những chi phí về trang trí nội thất hay chi phí thuê mặt bằng.
- Mô hình quán trà sữa này linh động, dễ dàng để thu hút khách hàng ở phân khúc giá rẻ, số vốn bỏ ra ít nên giá thành sản phẩm bán ra thường thấp hơn so với các mô hình truyền thống, mang đến tính tiện lợi và bình dân, thích hợp cho những người thích mua trà sữa mang đi.
- Khi chi phí đầu tư chỉ ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu về khá cao vì không phải trả cho các chi phí cố định nên khi có lượng khách ổn định, lợi nhuận thu về cũng ở mức cao.
Nhược điểm
- Mô hình quán trà sữa đẩy xe lưu động thường phụ thuộc vào các tình hình thời tiết nên không thể ở một nơi cố định, thường phải di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
- Gây khó khăn trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng vì thường xuyên phải di chuyển, phần lớn chỉ bán được ở vị trí vỉa hè nên dễ mất đi lượng khách hàng trung thành.
- Số lượng những quán trà sữa lưu động trên thị trường và vỉa hè rất nhiều, vì thế cạnh tranh cũng rất cao, khó xây dựng thương hiệu riêng.
4. Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp cafe
Mô hình kinh doanh trà sữa kết hợp cà phê hiện đang là một mô hình phổ biến mà đa phần các thương hiệu lớn đều đang triển khai thực hiện với cách tích hợp đa dạng, phong phú các loại đồ uống nên phù hợp với nhiều đối tượng có độ tuổi và nhu cầu khác nhau.

Ưu điểm
- Những quán kinh doanh trà sữa kết hợp cà phê thường đánh đúng vào phân khúc khách hàng tiềm năng nên ngày càng phát triển và thuận lợi xây dựng được thương hiệu, các hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng.
- Cafe và trà sữa là 2 thức uống phổ biến, trong đó cà phê là thức uống “vua” thu hút rất nhiều đối tượng khách hàng, là văn hóa thưởng thức đồ uống “quốc dân”. Bên cạnh đó trà sữa chỉ thu hút khách hàng là giới trẻ nên khi kết hợp cả 2 “chiều chuộng” khách thì sẽ có lượng khách hàng nhiều hơn.
- Mô hình quán trà sữa kết hợp cafe dễ dàng thu về nguồn doanh thu khủng từ cả cà phê và trà sữa nhờ đa dạng hóa được menu phục vụ.
Nhược điểm
- Chi phí để đầu tư cho mô hình kinh doanh trà sữa kết hợp cà phê là rất lớn, khi cùng lúc kinh doanh cả hai loại đồ uống này cần rắt nhiều thiết bị, đồ dùng pha chế, nguyên liệu pha chế, máy móc pha chế,….
- “Chìa khóa” thành công của mô hình này là thiết kế một không gian lớn để phân chia được lượng khách hàng, do đó phải tốn kém rất nhiều chi phí cho việc mở rộng không gian quán, chi phí thuê mặt bằng và trang trí cho quán là rất lớn.
5. Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp ăn vặt
Mô hình kinh doanh trà sữa ăn vặt không còn quá xa lạ với chủ đầu tư và chủ quán trà sữa, hình thức đầu tư với menu đa dạng chiều chuộng cả những “chiếc bụng đói” của khách hàng. Với việc thêm đồ ăn vặt vào menu quán trà sữa cũng thu hút thêm rất nhiều đối tượng khách hàng mới đến quán.

>>> Tham khảo ngay những mẫu quán trà sữa ăn vặt đẹp và độc đáo nhất hiện nay.
Ưu điểm
Mô hình kinh doanh trà sữa đồ ăn vặt thu hút được những đối tượng khách hàng tiềm năng là học sinh, sinh viên hay giới trẻ yêu thích trà sữa với những món ăn vặt bình dân như bánh tráng trộn, cá viên chiên,…có chi phí đầu tư ban đầu khá rẻ, nguyên liệu cho pha chế và làm đồ ăn vặt cũng ở giá thành khá rẻ.
Menu đồ ăn trong quán đa dạng bao gồm cả trà sữa và những món đồ ăn vặt “quốc dân” đơn giản, chế biến khá nhanh, khi kết hợp cùng những kiểu trang trí sáng tạo, phá cách cũng rất dễ dàng để quảng cáo, PR cho quán.
Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá thấp nhưng mô hình quán trà sữa đồ ăn vặt thường thu về được lợi nhuận cao, từ đó giúp chủ quán mở rộng mô hình.
Nhược điểm
Nguồn nguyên liệu để làm đồ ăn vặt trong các quán trà sữa ăn vặt thường khá rẻ nên khó kiểm soát được chất lượng đồ ăn, nếu không có nguồn gốc rõ ràng và không nắm rõ các quy tắc kết hợp thức ăn, đồ uống rất dễ khiến khách hàng bị ngộ độc thực phẩm.
Mô hình kinh doanh trà sữa ăn vặt thường khá đơn giản, dễ thực hiện và nguồn vốn ít nên là lựa chọn của nhiều chủ quán mới, do đó tính cạnh tranh trên thị trường cũng rất cao.
6. Mô hình kinh doanh quán trà sữa thú cưng
Mô hình kinh doanh trà sữa thú cưng thường là những quán trà sữa có có sự xuất hiện của “nhân vật chính” là những chú chó, chú mèo với số lượng lớn.

Quán trà sữa thú cưng không chỉ là địa điểm thưởng thức trà sữa mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ giữa những “con sen”, là địa điểm huấn luyện, chăm sóc hoặc buôn bán các sản phẩm dành cho “boss”, mô hình kinh doanh này đang đánh vào tâm lý của những người nuôi chó, mèo đắt tiền.
Ưu điểm
Mô hình kinh doanh trà sữa thú cưng được sự cho phép và ủng hộ rất lớn từ nhà nước bởi những người yêu thích động vật, quán cũng không cần quá tập trung vào chất lượng đồ uống nên tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư vào dụng cụ pha chế, công thức và thuê nhân viên.
Thú cưng đối với những khách hàng yêu thích động vật cũng giống như một người bạn thân, do đó họ sẽ đến bất cứ lúc nào nhớ các con vật này, nhờ đó có thể duy trì lượng khách trung thành nhất định, đem lại nguồn doanh thu ổn định cho quán.
Nhược điểm
Mô hình kinh doanh này có nhược điểm là rất khó quản lý và chăm sóc số lượng lớn thú cưng. Chủ quán ngoài việc kinh doanh cho đồ uống trà sữa, còn phải chú ý đảm bảo cho thú cưng sức khỏe tốt để phục vụ khách hàng, tạo không gian sôi động, vui vẻ cho quán.
Ngoài ra, chủ quán cũng phải là người nắm chắc kiến thức nuôi thú cưng, vệ sinh cho chúng thường xuyên và có chế độ chăm sóc đặc biệt của “con sen” với những “chú boss” này.
7. Mô hình kinh doanh quán trà sữa bánh ngọt
Mô hình kết hợp trà sữa và bánh ngọt trở thành xu hướng kinh doanh tiềm năng trên thị trường vài năm trở lại đây.

Các quán trà sữa bánh ngọt trở thành “tâm điểm” thu hút không chỉ đối tượng khách hàng là giới trẻ mà còn là sở thích của dân công sở văn phòng.
Quán trà sữa bánh ngọt thường sẽ bố trí không gian có đầy đủ nội thất để khách hàng vừa có thể thưởng thức bánh, vừa nhâm nhi thức uống là trà sữa thơm ngon đầy màu sắc tại quán.
Ưu điểm
Mô hình trà sữa bánh ngọt mang đến một phong cách ẩm thực hiện đại, mới mẻ và đáp ứng được nhu cầu của đa số khách hàng giới trẻ và dân văn phòng hiện nay.
Mô hình kết hợp này có thể thay thế các tiệm trà sữa hay tiệm bánh ngọt riêng lẻ, do đó nhân đôi lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Nhược điểm
Để đảm bảo kinh doanh thành công và đáp ứng hiệu quả phục vụ khách trong những thời điểm công suất khách lớn, quán cần chuẩn bị trước số lượng bánh ngọt và đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn, bảo quản thực phẩm.
Kỹ thuật làm bánh cũng đòi hỏi thuê đầu bếp đã có kinh nghiệm, việc dự đoán số lượng khách hàng để chuẩn bị bánh trước thường chỉ mang tính chất ước lượng, nếu trong nhiều ngày không đẩy bán được bánh sẽ phải bỏ đi rất lãng phí và tốn kém.
8. Mô hình kinh doanh quán trà sữa tự chọn
Đây là mô hình “buffet trà sữa” đang trở nên rất nổi trên thị trường hiện nay. Mô hình trà sữa này chú trọng đầu tư vào các Topping đa dạng để khách hàng tự chọn thêm vào trà sữa theo ý thích, thu vé cố định khi khách hàng đến quán.

Ưu điểm
Mô hình trà sữa tự chọn thu về nguồn doanh thu khủng không giới hạn, doanh thu tính theo số vé khách hàng đến quán thu hút bởi sự tò mò, cảm giác thoải mái khi được lựa chọn loại topping yêu thích, với quầy đồ uống và đồ ăn kèm đa dạng sắc màu.
Mô hình này đang rất hot và được yêu thích do đó ít tốn kém chi phí cho việc quảng cáo, những quán mới mở khi có review tốt sẽ là lợi thế để ngày càng phát triển.
Nhược điểm
Mô hình quán trà sữa tự chọn phải kiểm soát kỹ lưỡng nguồn nguyên liệu đầu vào, với số lượng lớn các loại Topping từ nhiều nguồn khác nhau khó kiểm soát được chất lượng nguyên liệu.
Bài toán về chi phí nguyên liệu và tổng giá vé là bài toán rất khó đòi hỏi chủ quán phải linh hoạt để thu về lợi nhuận cao nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng khi đến quán.
Lời ngỏ
Hy vọng những chia sẻ về mô hình kinh doanh quán trà sữa đã giúp chủ quán có thêm nhiều ý tưởng, hãy liên hệ ngay cùng đơn vị thiết kế thi công trọn gói ATZ LUXURY để biến những ý tưởng thành quán trà sữa trong mơ thành hiện thực nhé!
Xem thêm:
- [Kinh nghiệm] 13 Bước mở quán trà sữa thành công từ chuyên gia
- Chia sẻ 30+ Mẫu thiết kế quán trà sữa đẹp thu hút khách hàng mục tiêu
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com