Với thời tiết ẩm ướt ở Miền Bắc khoảng tháng 2 âm lịch thì cái cảm giác nhà bị nồm ẩm thật khó chịu. Sàn nhà sũng nước luôn, lau xong rồi lại ướt, càng bật quạt cho khô thì lại càng ra nước. Rồi cũng ảnh hưởng đến các đồ thiết bị điện tử.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân nhà ở bị nồm
Vì hiện tượng ẩm ướt nền nhà là do chênh lệch nhiệt độ giữa nền dưới và bề mặt trên nền, làm hơi ẩm trong không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà. Kiểu như có cốc nước lạnh ở trên bàn, sau vài phút sẽ thấy mặt ngoài cốc ngưng tụ thành nước, cứ tưởng là cốc vỡ.
Khi không khí có nhiều hơi nước và nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí thì sẽ sinh ra hiện tượng “đổ mồ hôi”. Sàn nhà không có khả năng hút ẩm, lại dẫn nhiệt kém sẽ làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm sương (nhiệt độ mà tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương), đọng lại thành giọt, lấm tấm trên sàn.
Nguyên nhân gây ra nồm cần có 2 điều kiện sau đây:
- – Độ ẩm không khí cao, thường trên 90% hoặc bão hoà.
- – Nhiệt độ bề mặt nền thấp dưới nhiệt độ đọng sương.
Cách hạn chế nồm ở nhà phố
Một khi nhiệt độ bề mặt nền xuống dưới nhiệt độ đọng sương thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng đọng trên mặt nền. Trong những ngày có nồm, thường mặt nền thấm lạnh trong đêm. Đến ban ngày, trời trở nên ấm hơn nhưng mặt nền thì vẫn rất lạnh, tạo điều kiện cho hơi nước trong không khí nhanh chóng ngưng đọng trên mặt nền nhà.
Nếu vật liệu lát nền là loại hút nước(như gạch xây nước sét, gạch lá nem) thì ta sẽ không thấy nước đọng trên bề mặt nền, chỉ thấy nền nhà ẩm hơn. Ngược lại là nền lát đá, gạch gốm tráng men, gạch hoa xi măng, là những loại ít hút nước, ta thấy rõ nước ngưng tụ thành dòng trên mặt nền. Nhiều khi còn thấy ngưng tụ trên mặt bàn gỗ được đánh bóng, hay trên mặt tường ốp gạch men sứ. Điều này thường xảy ra vào ngày có khí bão hoà hơi nước. Khi đó nhiệt độ không khí cũng chính là nhiệt độ đọng sương.
Vì vậy để chống nồm ẩm thì phải giảm hạn chế được 2 điều kiện trên, với 2 cách phối hợp như sau:
1. Giảm độ ẩm không khí: Trời nồm ẩm thì hạn chế mở cửa đi, cửa sổ. Hạn chế cho không khí nồm ẩm vào nhà. Giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữ không khí và bề mặt nền thì sẽ hạn chế được hiện tượng nồm ẩm.
2. Giữ cho nhiệt độ mặt nền ngang với nhiệt đô không khí: Bản chất của giải pháp này là cách nhiệt nền nhà bằng vật liệu cách nhiệt, sao cho nhiệt độ thấp dưới đất trong đêm không lên tới mặt nền, do đó nhiệt độ mặt nền thường cao hơn nhiệt độ đọng sương.
Đào sâu nền nhà 50-75cm, san bằng nền đất, đổ cát vàng dày 35-45cm, san bằng, sau đó đổ xỉ than 25-30 cm san bằng đều. Dùng dầm bàn dầm đều nền, bổ sung thêm cát vàng vào lớp xỉ than này và tưới đều nước vào nền cho thật sũng ta sẽ tạo được lớp nền phân 2 lớp cát vàng ở dưới, xỉ than ở trên chắc chắn.
Trước khi lát gạch nền trộn đều xi măng cát vàng khô (tỷ lệ như vữa xây) và trải đều 1 lớp cát vàng xi măng (dày khoảng 2 cm) lên nền xỉ than sau đó tráng một lớp vữa xi măng cát ướt (tỷ lệ xi măng: cát đen đã rửa sạch là 2:1) và chỉ việc dán gạch lát nền trên cùng.
Đây là cách đơn giản nhất. Ngoài ra có thể dùng nhiều loại vật liệu cách nhiệt khác như xốp, hoặc tạo thành các khoảng đệm cách nhiệt bằng không khí…
Một số biện pháp chống nồm khác:
- Bật điều hòa ở chế độ khô.
- Dùng máy hút ẩm.
- Sử dụng vật liệu hút ẩm.
- Dùng giẻ khô để lau nhà.
Với 2 cách trên thì sẽ hạn chế được hiện tượng nồm ẩm ở Miền Bắc. Ngoài ra mọi người có thể tham khảo Quy chuẩn xây nền nhà chống nồm: TCXD 230-1998- Nền nhà chống nồm, BXD đã ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2003.
Quy chuẩn nền nhà chống nồm TCXD 230 – 1998
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9359:2012
NỀN NHÀ CHỐNG NỒM – THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
Anti-condensation ground floor – Design and construction
Lời nói đầu
TCVN 9359:2012 được chuyển đổi từ TCXD 230:1998 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9359:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NỀN NHÀ CHỐNG NỒM – THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
Anti-condensation ground floor – Design and construction
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại nền nhà thông thường có yêu cầu chống nồm như nền nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện… ở các vùng khí hậu miền Bắc và phía bắc miền Trung Việt Nam.
Khi thiết kế nền nhà chống nồm theo tiêu chuẩn này cần tuân theo các yêu cầu khác đối với nền nhà như sức chịu tải, độ mài mòn… quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành khác.
Tiêu chuẩn này chỉ đề cập tới biện pháp chống nồm theo nguyên tắc nêu ra ở 3.1 mà không đề cập tới các biện pháp khác theo nguyên tắc ở 3.2 như sấy, điều hòa, hút ẩm…
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho việc chống nồm nền nhà tầng trệt, có tiếp đất.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
2.1
Hiện tượng nồm (Condensation phenomenon)
Hiện tượng hơi nước trong không khí ẩm ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà và các kết cấu khác khi nhiệt độ bề mặt của chúng (tbm) thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí ẩm (ts).
2.2
Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu lớp i trong kết cấu nền nhà (li) (Thermal – Conducting coefficient of material of layer i in floor ground construction).
Lượng nhiệt truyền qua vật liệu lớp i có chiều dày 1 m theo phương truyền nhiệt trong 1 đơn vị diện tích bề mặt vuông góc với phương truyền nhiệt trong 1 đơn vị thời gian 1 h khi chênh lệch nhiệt độ giữa hai mặt lớp vật liệu là 1 oC.
2.3
Nhiệt trở của vật liệu lớp i trong kết cấu nền nhà (Ri) (Thermal resistance of material of layer i in floor ground construction).
Đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số dẫn nhiệt (li) của lớp vật liệu.
2.4
Quán tính nhiệt của vật liệu (Thermal inertia of material).
2.4.1 Quán tính nhiệt của vật liệu lớp i trong kết cấu nền nhà (Di) là đại lượng không thứ nguyên có giá trị bằng tích số nhiệt trở (Ri) và hệ số hấp thụ nhiệt (Si) của vật liệu.
2.4.2 Quán tính nhiệt của kết cấu nền nhà nhiều lớp (D) có giá trị bằng tổng quán tính nhiệt các lớp vật liệu trong kết cấu nền nhà.
Trên đây là quy chuẩn chống nồm TCVN9359 của Bộ xây dựng và những phương án chống nồm hiệu quả được Theo: KTS Phan Hồng Sơn chia sẻ. Nếu bạn quan tâm đến nội thất nhà phố thì đừng quên liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm:
CHIA SẺ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NHÀ PHỐ TỪ A-Z TIẾT KIỆM CHI PHÍ
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com