Nắm rõ các bước mở quán trà sữa là điều đầu tiên bạn cần nắm khi có dự định kinh doanh mô hình FnB. Kinh doanh quán trà sữa cũng giống như việc mở quán cafe, cần chuẩn bị vốn đầu tư, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, thi công thiết kế, tìm nguồn nhiên liệu sạch,…
Nếu bạn đang có dự định mở quán trà sữa để làm giàu thì hãy bớt chút thời gian tìm hiểu các bước setup chuẩn chuyên gia của ATZ LUXURY dưới đây. Dựa vào đó để có được bước đà thành công nhất cho sự nghiệp kinh doanh của mình.
Nội Dung Bài Viết
- 1 Bước 1: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
- 2 Bước 2: Xác định chi phí mở quán trà sữa
- 3 Bước 3: Lựa chọn vị trí địa điểm mở quán trà sữa
- 4 Bước 4: Xác định mô hình kinh doanh trước khi mở quán trà sữa
- 5 Bước 5: Thiết kế và thi công quán trà sữa
- 6 Bước 6: Thiết kế setup menu cho quán trà sữa
- 7 Bước 7: Tìm nguồn nhập nguyên vật liệu pha chế uy tín
- 8 Bước 8: Mua sắm các trang thiết bị cần thiết
- 9 Bước 9: Đăng ký giấy phép kinh doanh và an toàn thực phẩm khi mở quán trà sữa
- 10 Bước 10: Tuyển dụng nhân viên
- 11 Bước 11: Các bước mở quán trà sữa: vận hành thử
- 12 Bước 12: Lựa chọn ngày đẹp khai trương quán trà sữa
- 13 Bước 13: Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing
Bước 1: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Trước khi bạn có ý định mở quán trà sữa cũng như xác định rõ phong cách thiết kế cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng thị hiếu khách hàng mục tiêu. Đây được xem là yếu tố then quyết quyết định 30% sự thành công và 80% doanh thu hàng tháng.
Nếu quán trà sữa của bạn hướng tới nhóm khách hàng là các bạn trẻ như học sinh, sinh viên thì nên đưa ra mức giá sử dụng dịch vụ không quá cao. Đồng thời, nên lựa chọn phong cách thiết kế cũng như địa điểm mở quán trà sữa sao cho phù hợp nhất.
Bước 2: Xác định chi phí mở quán trà sữa
Trong quy trình setup mở quán trà sữa thì khâu bạn chuẩn bị vốn đầu tư sẽ quyết định đến phong cách thiết kế quán trà sữa. Bạn hãy cân nhắc tài chính ngân sách để có cái nhìn chi tiết và định hướng ý tưởng kinh doanh hợp lý. Thông thường, vốn đầu tư cần chuẩn sẽ gồm:
- Phí thuê mặt bằng mở quán trà sữa.
- Phí setup quán trà sữa.
- Phí mua sắm máy móc, nghiên liệu pha chế.
- Phí duy trì hoạt động như tiền điện nước, lương nhân viên.
- Một số khoản chi phí khác: Đăng ký giấy phép kinh doanh, marketing,…
Bước 3: Lựa chọn vị trí địa điểm mở quán trà sữa
Nếu bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh đắc địa tại gia thì không phải lựa chọn vị trí địa điểm mở quán trà sữa lý tưởng. Trong trường hợp, bạn không có sẵn mặt bằng thì hãy dựa vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới để tìm kiếm mặt bằng đắc địa.
Mặt bằng kinh doanh tiềm năng và hút khách hàng khi đáp ứng đủ tiêu chí: thông thoáng, gần trường học, đông dân cư đi lại, dễ dàng tìm kiếm, giao thông tiện lợi, có chỗ để xe đảm bảo và trật tự an ninh xã hội tuyệt đối an toàn.
Bước 4: Xác định mô hình kinh doanh trước khi mở quán trà sữa
Trên thị trường Việt Nam, những mô hình kinh doanh quán trà sữa thành công, siêu lợi nhuận và hút khách hàng được các chủ đầu tư lựa chọn phổ biến như: nhượng quyền thương hiệu, take away, trà sữa sân vườn, trà sữa phong cách vintage,… Tùy thuộc vào mô hình mà sẽ cần chuẩn bị vốn đầu tư và xác định khách hàng mục tiêu khác nhau.
Bước 5: Thiết kế và thi công quán trà sữa
Nếu bạn không có kinh nghiệm cũng như không am hiểu về quy trình thiết kế thi công quán trà sữa đẹp hút khách thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị thi công thiết kế chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn được ý tưởng thiết kế hợp thời, đẹp ấn tượng và hút khách.
Không chỉ có vậy, khi bạn đồng hành cùng đơn vị thiết kế thi công quán trà sữa uy tín như ATZ LUXURY còn được tối ưu chi phí và được sở hữu mô hình kinh doanh đẹp mê mẩn lòng người. Tiến độ thi công và chất lượng công trình luôn được đảm bảo, đặc biệt trong quá trình thi công không hề phát sinh thêm khoản chi phí ngoài ý muốn nào.
Nếu bạn đang tìm ý tưởng hay mẫu quán trà sữa đẹp có thể tham khảo ngay bài viết: 30 mẫu thiết kế quán trà sữa thu hút khách hàng tiềm năng nhất hiện nay.
Muốn setup menu quán trà sữa đẹp ấn tượng và cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên thì bạn cần phải bố trí các món ăn, hình ảnh hợp lý. Thực đơn menu đồ uống càng đa dạng với nhiều loại nước uống mới lạ càng khơi gợi sự tò mò của khách hàng.
Bạn có thể tham gia vào những khóa học pha chế nước uống uy tín để thường xuyên cập nhật các loại nước uống bắt kịp trend hiện nay. Với hương vị đậm đà, hình thức bắt mắt và chất lượng nước uống vô cùng tuyệt vời. Khi đó, quán trà sữa của bạn kinh doanh thành công, đông nghẹt khách và níu kéo được lượng khách hàng thân quen hiệu quả.
Bước 7: Tìm nguồn nhập nguyên vật liệu pha chế uy tín
Một trong những bước quan trọng khi bạn xác định các bước mở quán trà sữa là tìm nguyên vật liệu pha chế trà sữa rất đa dạng như trà, topping, sữa,… Để nước uống thơm ngon và đậm đà hương vị thì bạn nên nhập nguồn nguyên vật liệu pha chế trà sữa chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, hãy cân đối chi phí mua sắm nguyên liệu pha chế để đưa ra mức giá bán phù hợp với túi tiền của nhóm khách hàng mục tiêu.
Bước 8: Mua sắm các trang thiết bị cần thiết
Mở quán trà sữa cần mua sắm rất nhiều máy móc, phổ biến và thông dụng nhất là máy dập nắp, bình ủ trà sữa, máy xay sinh tố, máy làm lạnh, máy định lượng đường,… Hãy dựa vào điều kiện ngân sách của mình để mua sắm các trang thiết bị cần chất chất lượng để đảm bảo tiến độ pha chế khi quán trà sữa đông nghẹt khách.
Bước 9: Đăng ký giấy phép kinh doanh và an toàn thực phẩm khi mở quán trà sữa
Để đảm bảo quán trà sữa của mình hoạt động, kinh doanh thuận lợi cũng như không vi phạm pháp luật thì bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh hợp pháp và có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đây được xem là thước đo tiêu chuẩn để quán trà sữa của bạn làm ăn lâu dài và được pháp luật Việt Nam bảo đảm.
Bước 10: Tuyển dụng nhân viên
Mô hình kinh doanh quán trà sữa của bạn quy mô lớn không tự phục vụ khách hàng hiệu quả và bạn cũng không am hiểu về kỹ năng pha chế trà sữa thì nên tuyển dụng nhân viên phục vụ. Bạn nên tuyển dụng nhân viên pha chế có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm.
Còn nhân viên phục vụ làm việc tận tâm, luôn niềm nở và sẵn sàng giải quyết mọi tình huống phát sinh trong quá trình vận hành quán trà sữa. Tùy vào mô hình kinh doanh, bạn có thể tuyển nhân viên Full time hoặc Part time. Thông thường, giá thuê nhân viên phục vụ dao động từ 12 – 20k/giờ/người.
Bước 11: Các bước mở quán trà sữa: vận hành thử
Trước khi khai trương quán trà sữa thì các chủ đầu tư nên thử vận hành quán. Bạn có thể mời bạn bè, người thân hoặc mở cửa đón khách trước ngày khai trương để quan sát lỗ hổng trong quá trình vận hành như: Chất lượng nước uống, chất lượng phục vụ,… Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả để làm hài lòng mọi mong muốn của quý khách hàng.
Bước 12: Lựa chọn ngày đẹp khai trương quán trà sữa
Sau khi quá trình thử vận hành quán trà sữa hoạt động trơn tru và ổn định thì các chủ đầu tư nên lựa chọn ngày đẹp tháng tốt để khai trương quán. Việc lựa chọn ngày đẹp và tháng tốt để mở quán còn mang lại nhiều may mắn cho chủ đầu tư. Với mong muốn kinh doanh thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công.
Bước 13: Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing
Giai đoạn khai trương quán trà sữa quyết định phần lớn đến lượng khách hàng lui tới quán sau này. Giải pháp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng được đông đảo chủ đầu tư lựa chọn là xây dựng kế hoạch truyền thông marketing bài bản và chi tiết.
Để quán trà sữa đông nghẹt khách và khơi gợi sự tò mò của nhóm khách hàng mục tiêu thì bạn nên thực hiện chiến dịch marketing truyền thông bằng hình thức: phát tờ rơi, quảng cáo trên facebook, zalo hoặc mời bạn bè và người thân tới quán để sử dụng dịch vụ. Đồng thời, bạn nên đảm bảo chất lượng nước uống ngon, thái độ phục vụ tốt và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Mong rằng với các bước mở quán trà sữa siêu lợi nhuận và chuẩn chuyên gia mà ATZ LUXURY vừa bật mí ở trên sẽ giúp các chủ đầu tư trong tương lai có thêm nhiều kiến thức bổ ích để dấn thân vào lĩnh vực này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ nhanh chóng hãy liên hệ với ATZ LUXURY ngay hôm nay.
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com