Với kinh nghiệm hơn 10 năm chuyên môn trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế nội thất, bài viết sau đây của KTS. Thảo Phương sẽ chia sẻ 6 bước làm nên một quy trình thiết kế nội thất đạt tiêu chuẩn chất lượng mà các đơn vị trong và ngoài nước đang áp dụng.
Nội Dung Bài Viết
Tại sao cần tìm hiểu quy trình thiết kế nội thất
Quy trình thiết kế nội thất là các bước làm việc mà mỗi một KTS đều phải nắm vững. Trong tất cả các đơn vị thiết kế nội thất đều vận hành theo đúng một quy trình mới có thể quản lý công việc tối ưu.
Không những thế, quý khách hàng cũng cần nắm rõ một quy trình thiết kế đạt chuẩn để có thể hình dung được cách làm việc với đơn vị thiết kế, tránh được những rủi ro về tiền bạc và quản lý tiến độ công trình hiệu quả, đúng hạn.
Quy trình thiết kế nội thất đạt chuẩn gồm 6 bước:
Dù là dự án thiết kế nội thất chung cư, biệt thự, nhà phố…. quy trình thiết kế đạt chuẩn của các đơn vị nội thất vẫn luôn thực hiện theo 6 bước dưới đây.
Bước 1: Khảo sát mặt bằng dự án
Khảo sát mặt bằng và đánh giá hiện trạng chính là bước đầu của mọi quy trình thiết kế nội thất. Mỗi dự án đều có những đặc điểm riêng biệt, những ưu và nhược điểm khác nhau của không gian, chính vì thế KTS cần nắm rõ các thông số ấy để thiết kế một bản vẽ phù hợp.
Chính vì là bước mở đầu của một quy trình thiết kế đạt chuẩn, nên việc khảo sát mặt bằng thiết kế nắm vai trò rất quan trọng. Mục đích của việc làm này nhằm giúp các KTS phát hiện kịp thời những hư hỏng, xuống cấp để đề xuất bảo trì. Bên cạnh đó sẽ giúp KTS hình dung được được vị trí, bố cục cũng như việc sắp đặt nội thất trong tương lai.
Thông thường, sau mỗi một quy trình khảo sát mặt bằng dự án, KTS sẽ thu được những thông tin sau đây:
- Diện tích sử dụng mặt bằng và kết cấu phân chia các không gian của dự án
- Tình trạng sử dụng, các khu vực xuống cấp cần tiến hành bảo trì
- Các đặc điểm xung quanh như điều kiện khí hậu, hướng và góc độ nắng, khả năng ngập lụt,…
- Không gian kiến trúc, cao độ, kích thước, vị trí tường, dầm, sàn của dự án
- Vị trí, đường đi của các thiết bị, đường kết nối của các thiết bị kỹ thuật
Bước 2: Tư vấn và lên ý tưởng thiết kế
Ngôi nhà chính là kết quả phản ánh chính xác tính cách và phong cách của gia chủ. Chính vì thế, mọi ý tưởng thiết kế đều phải xoay quanh vị chủ nhân của nó. Để đưa ra những đề xuất thiết kế nội thất chính xác nhất cho khách hàng, KTS cần nắm rõ những thông tin sau:
- Độ tuổi, sở thích, mong muốn và nhu cầu của khách hàng như thế nào?
- Không gian nội thất đó phục vụ cho bao nhiêu người sử dụng?
- Mục đích thiết kế không gian là gì, cho thuê hay để ở?
- Tìm hiểu về gu thẩm mỹ, phong cách nội thất mà khách hàng đang hướng đến
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy trình thiết kế nội thất mà KTS phải xác định rõ chính là hạn mức đầu tư của gia chủ. Với mỗi phong cách thiết kế nội thất sẽ yêu cầu những mức chi phí khác nhau. Như những phong cách Hiện đại, Tối giản hay Bắc Âu sẽ có chi phí thấp hơn vì số lượng nội thất giản lược. Ngược lại, ở các mẫu thiết kế Cổ điển hay Tân cổ điển với các chi tiết nội thất cầu kỳ, tinh xảo sẽ đòi hỏi nhiều chi phí hơn.
Sau bước tư vấn, KTS và khách hàng sẽ đưa ra được thống nhất về phong cách thiết kế và lên bản thiết kế mặt bằng sơ bộ, chọn được màu sắc chủ đạo và chất liệu nội thất chính cho dự án.
Bước 3: Thiết kế hình ảnh 3D
Sau khi đã thống nhất bản vẽ mặt bằng, các KTS sẽ tiến hành thiết kế hình ảnh dưới hình thức 3D. Một bản vẽ 3D chất lượng phải đảm bảo:
- Bám sát phong cách thiết kế đã thống nhất với khách hàng
- Chi tiết thiết kế nội thất từng không gian trong dự án
- Thể hiện rõ màu sắc, chất liệu, kích thước của nội thất
Tất cả những yếu tố trên nhằm đảm bảo giúp khách hàng có cái nhìn rõ nét nhất về không gian nội thất trong tương lai. Bản vẽ 3D sẽ được trình bày tới quý khách hàng sau khi hoàn thành và tiến hành hiệu chỉnh nếu có. Thông thường một số công ty nội thất sẽ quy định tối đa số lần chỉnh sửa từ 3 đến 4 lần, cũng có một số đơn vị thì không giới hạn.
Bước 4: Triển khai bản vẽ kỹ thuật thi công
Sau khi đã chốt xong bản thiết kế 3D, bước tiếp theo trong quy trình thiết kế nội thất là triển khai bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ này được dùng trong mục đích giúp bên đơn vị thi công thực hiện đúng những gì mà bản vẽ 3D là biểu diễn. Đây là công đoạn mà các KTS sẽ thể hiện chi tiết nhất từng mẫu nội thất dưới dạng file cad.
Để vẽ được hoàn chỉnh bản vẽ kỹ thuật thi công nội thất, đòi hỏi KTS phải có kiến thức về AutoCad, hiểu được quy ước hình chiếu và các kiến thức về nội thất.
Bước 5: Bàn giao bản vẽ kỹ thuật
Một bản vẽ kỹ thuật thi công hoàn chỉnh khi đưa đến tay khách hàng bao gồm:
- Mặt bằng định vị đồ nội thất
- Thiết kế bố trí mặt bằng sơ đồ công năng
- Vị trí, kích thước và ký hiệu từng đồ nội thất
- Chủng loại vật liệu, mã hiệu của vật liệu, thiết bị
- Mã màu sắc vật liệu
- Sơ đồ hệ thống điện, nước
- Bản vẽ chi tiết sàn, trần
Thông thường, khách hàng sẽ không thể hiểu được bản vẽ này vì các ký hiệu chuyên môn, nhưng đây là công cụ không thể thiếu đối với các đơn vị thi công.
Bước 6: Thanh toán và kết thúc hợp đồng thiết kế
Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế nội thất chính là hoàn thành hợp đồng thiết kế và tiến hành thanh toán 100% chi phí. Việc kết thúc dự án chỉ được diễn ra khi đôi bên đã thoả mãn với những yêu cầu của mình. Đối với các đơn vị thiết kế, chỉ khi nào khách hàng hoàn toàn ưng ý với các mẫu thiết kế nội thất thì mới được coi là một dự án hoàn thành tốt đẹp.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của KTS Thảo Phương về quy trình thiết kế nội thất 6 bước đạt chuẩn nhất. Chúc quý khách hàng thành công với các dự án nội thất của mình trong tương lai. Hãy liên hệ ngay với Nhà thầu thiết kế nội thất ATZ để được tư vấn kỹ hơn về quy trình thi công nội thất chung cư trọn gói và các dịch vụ khác.
Tin liên quan: Top 20 công ty thiết kế nội thất tại Hà Nội uy tín nhất
Theo KTS. Thảo Phương (thietkenoithatatz.com)