Được ứng dụng nhiều trong các công trình nội thất từ bình dân đến cao cấp, gỗ MDF đang dần trở lên phổ biến hơn hẳn so với các loại gỗ khác. Bạn đã biết về loại gỗ này hay chưa? Cùng tìm hiểu ứng dụng, đặc điểm qua các chia sẻ dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
Thông tin về gỗ công nghiệp MDF
Gỗ MDF được ứng dụng nhiều nhất hiện nay trong các văn phòng làm việc, nhà chung cư, nhà mặt đất, các nhà hàng, quán ăn hiện đại. Vậy thực chất MDF là loại gỗ gì? Gỗ có những đặc điểm như thế nào mà được sử dụng nhiều như vậy?
Gỗ MDF là gì?
MDF viết đầy đủ trong tiếng Anh là Medium density fiberboard. Hiểu theo nghĩa tiếng Việt từ này có nghĩa là ván sợi có mật độ trung bình. Nhìn chung, đây là từ được sử dụng để chỉ một loại ván ép gỗ được làm từ các sợi gỗ nhỏ kết hợp với các loại phụ gia như keo dán gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ,… Tỉ lệ thành phần có trong gỗ MDF cụ thể như sau:
- 75% là gỗ tự nhiên được sử dụng trong các nguyên liệu;
- Khoảng 10 – 15% là các chất keo kết dính;
- Khoảng 5 – 10% là nước;
- Còn lại là các chất phụ gia khác như chất bảo vệ, Parafin,…
Ưu điểm của ván gỗ MDF
Với cấu tạo thành phần như vậy, MDF mang đến những ưu điểm vượt trội mà khách hàng không thể bỏ qua:
- Bề mặt phẳng, lì nên dễ dàng thi công, tạo hình phù hợp với yêu cầu của công trình;
- Các thành phần kết hợp giúp hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, mối mọt,… Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong mọi môi trường, thích nghi được với thời tiết nhiệt đới ẩm ở Việt Nam.
- An toàn với sức khỏe người sử dụng.
- Nhiều nhà cung cấp, luôn sẵn có nên chuẩn bị và thi công vô cùng nhanh chóng.
- Tuổi thọ lâu, sử dụng thời gian dài vẫn bền đẹp.
- Mức giá cạnh tranh, rẻ so với các loại gỗ tự nhiên.
- Tính thẩm mỹ cao không kém các loại gỗ tự nhiên đắt tiền.
- Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau từ hiện đại đến cổ điển.
Nhược điểm
Bên cạnh các đặc điểm, với mức giá thành khá rẻ, sản phẩm vẫn còn một số hạn chế như:
- Không thể tạo kiểu phức tạp, chạm trổ đa dạng như các loại gỗ tự nhiên;
- Khả năng chịu nước không quá tốt nên cần chú ý khi sử dụng;
- Không có độ dai, độ dẻo nên đôi khi trong quá trình uốn nắn còn khó khăn.
So sánh với mức giá và các ưu điểm, gỗ MDF vẫn là một nguyên liệu đáng để cân nhắc sử dụng. Các nhược điểm gần như không đáng kể nếu chú ý trong quá trình thiết kế, thi công và sử dụng.
Quy cách kích thước
- Trên thị trường, ván MDF có 2 kích thước phổ biến là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
- Độ dày gỗ MDF nằm trong khoảng kích thước: 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 mm.
- Ván ép MDF có độ dày nằm trong khoảng: 24, 25, 30, 32, 32.8 mm.
Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ nhận thi công ván theo yêu cầu, bạn có thể thay đổi kích thước sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của công trình.
Bảng màu gỗ MDF
Bảng màu vân gỗ MDF
Bảng màu trơn MDF
Phân loại gỗ MDF
Dựa vào đặc tính, cấu tạo, gỗ MDF được chia thành 2 loại: MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm.
- MDF thường: Đây là loại ván gỗ được sử dụng phổ biến nhất bởi mức giá phù hợp với các gia đình tầm trung. Tuy nhiên, so với các mẫu MDF khác, ván gỗ thường có khả năng chống ẩm khá kém, bị phồng khi đặt ở môi trường có độ ẩm cao. Loại ván gỗ công nghiệp này chỉ được sử dụng ở những nội thất trong nhà, nơi có độ ẩm thấp.
- MDF lõi xanh chống ẩm: khác với mẫu gỗ thường, ván gỗ này được bổ sung thêm thành phần là lõi xanh chống ẩm. Khi nhìn vào, bạn sẽ thấy gỗ có những chấm xanh nhỏ. Do vậy, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm vô cùng tốt, có thể sử dụng ở những môi trường có độ ẩm cao mà vẫn không bị biến dạng. Các công trình cao cấp, nơi có độ ẩm cao thường sử dụng loại gỗ chống ẩm này.
Ngoài ra, trên thị trường còn có một loại khác của ván gỗ MDF là gỗ chống cháy. Điểm khác biệt của ván gỗ chống cháy nằm ở lõi gỗ là các chấm đỏ. Khả năng chống cháy tốt nên mẫu gỗ này được ứng dụng nhiều trong các tòa chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng,… Tùy theo nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế,… bạn hãy lựa chọn nguyên liệu phù hợp nhất với công trình của mình nhé!
Các lớp phủ bề mặt gỗ MDF hiện nay
Để tăng tính thẩm mỹ, độ bền, ngày này, bề mặt gỗ MDF còn được kết hợp thêm các lớp phủ đa dạng. Mỗi công trình khác nhau, các lớp phủ cũng có những sự khác biệt nhất định.
- Melamine: được hiểu đơn giản là bề mặt gỗ giả công nghiệp. Melamine được phủ lên hầu hết các loại gỗ công nghiệp hiện nay như MDF, MFC,…. Bề mặt MDF được phủ lớp Melamine trở lên sang trọng, hiện đại hơn rất nhiều.
- Laminate: còn được biết đến với tên đầy đủ là High-pressure Laminate (HPL). Laminate là một dạng lớp phủ gồm nhiều lớp xếp chồng và kết dính với nhau bằng keo melamine, được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Có nhiều loại phủ Laminate như: mịn, sần, vân gỗ, vân trơn,…
- Veneer: MDF phủ Veneer có giá thành rẻ hơn so với hai loại lớp phủ trên. Sau khi phủ, bề mặt gỗ trở lên phẳng, sáng bóng, đặc biệt tránh được cong vênh, mối mọt. Tuy nhiên, do mức giá khá rẻ nên khả năng chịu nước của lớp phủ này khá kém.
- Acrylic: lớp phủ tạo nên độ bóng, độ sáng cao cho bề mặt các loại gỗ công nghiệp. Hiện nay, gỗ phủ Acrylic được ứng dụng nhiều nhất trong các loại tủ bếp, tủ quần áo,… tạo nên hiệu ứng ánh sáng, độ bóng, độ phản xạ cao.
- Sơn bệt: là bề mặt được sơn trực tiếp bằng sơn PU lên gỗ. Ưu điểm của phương pháp này chính là tạo ra nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt nên có tính thẩm mỹ cao. Sơn bệt được ứng dụng trong các công trình yêu cầu tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật cao như: showroom, cửa hàng thời trang,…
- Bề mặt giả đá: Với xu hướng trang trí vân đá ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, các bề mặt gỗ giả đá dần dần xuất hiện và chiếm ưu thế. Bề mặt gỗ được phủ giả đá tạo hiệu ứng chiều sâu, đẹp không khác gì đá thật.
Quy trình sản xuất
Để tạo ra một ván gỗ MDF, cần trải qua 2 quy trình. 2 quy trình được tóm tắt ngắn gọn như sau:
- Quy trình khô:
- Keo, phụ gia và bột gỗ khô được trộn lại trong máy trộn. Sau đó được sấy sơ bộ.
- Sử dụng máy rải – cào toàn bộ 2 -3 lần theo kích cỡ yêu cầu.
- Ép 2 lần: ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3. Lần thứ 2: ép ba lớp lại.
- Cắt biên, chà nhám và phân loại các ván gỗ.
- Quy trình ướt:
- Làm ướt bộ gỗ bằng cách phun ướt. Phun ướt đến khi thành vảy là được.
- Cào rải toàn bộ và cho vào mâm ép.
- Cán nhiệt, nén chặt ván để ép hết nước ra.
- Xuất ván, cắt biên, chà nhám và phân loại là được.
Mức giá của gỗ MDF
Trên thị trường có nhiều mức giá khác nhau của gỗ MDF. Tất cả các địa chỉ cung cấp đều có đặc điểm chung: tính mức giá theo kích thước khách hàng cần. Kích thước thường tính theo đơn vị mm/tấm. Hãy tham khảo nhiều đơn vị khác nhau trước khi lựa chọn nhé!
So sánh MDF và MFC
Gỗ MFC chỉ 1 loại phủ bề mặt duy nhất là Melamine nên khâu thi công phải dùng nẹp. Hơn nữa chất liệu phủ bề mặt Melanmine được đánh giá là kém án toàn, không thân thiện với sức khỏe con người. Bởi MFC là loại gỗ chống chịu cao hơn MDF nên được ứng dụng trong các hệ tủ như tủ áo, tủ bếp, kệ TV, kệ trang trí…
Gỗ MDF có tính thẩm mỹ cao hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn MFC. Được đánh giá có thể thay thế được gỗ tự nhiên, nếu bảo quản trong môi trường tốt, loại gỗ này sẽ bền tới 20 năm. Đặc biệt, MDF thân thiện môi trường.
Ứng dụng của gỗ MDF
Với tất cả những đặc tính, cấu tạo như trên, hiện nay gỗ MDF được ứng dụng trong rất nhiều công trình. Có thể kể đến như:
- Trong các nhà chung cư, nhà cao tầng, văn phòng, cao ốc: làm vách ngăn, bàn làm việc,…
- Sử dụng trong các xưởng chế tạo, trường học, bệnh viện, siêu thị,… và các công trình công cộng khác.
- Trong nội thất gia đình: tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi, bàn làm việc, bàn ăn, giường ngủ, bàn trang điểm,… với nhiều kiểu dáng khác nhau, độc đáo.
Gỗ MDF sở hữu những ưu điểm vượt trội, thích hợp với các công trình hiện đại, không đầu tư quá nhiều chi phí. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại ván gỗ này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Xem thêm:
Gỗ công nghiệp HDF là gì? ứng dụng và đặc điểm như thế nào
Gỗ mun là loại gỗ gì? Phân loại và cách phân biệt
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com