Nếu bạn đang tìm hiểu về gỗ công nghiệp HDF, đừng bỏ qua bài viết này. Vì chúng tôi sẽ cung cấp 1 loạt thông tin để bạn hiểu rõ nhất về gỗ công nghiệp.
Ngày nay, gỗ công nghiệp được sử dụng rất nhiều trong thi công nội thất và cũng được yêu thích không kém gì gỗ tự nhiên.
So với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ. Vì thế, nhiều gia đình chẳng ngại ngần gì mà không chọn các sản phẩm đến từ gỗ công nghiệp.
Trong số các loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường, khá nhiều người quan tâm đến gỗ HDF. Bởi vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về HDF, bao gồm khái niệm, ưu – nhược điểm, giá bán, cách lựa chọn, ứng dụng… Cùng khám phá nhé!
Nội Dung Bài Viết
Thông tin cơ bản về gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF là gì
Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là một loại gỗ công nghiệp, được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại.
High Density Fiberboard có nghĩa là gỗ sợi mật độ cao. Cơ bản thì HDF được tạo thành từ 80 – 85% gỗ tự nhiên, còn lại là phụ gia công nghiệp nhằm tạo độ cứng và kết nối gỗ.
Nguồn gốc
Hành trình phát triển của gỗ HDF trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
- Ban đầu, có 1 loại ván ép từ giấy phế liệu có bản chất tương tự gỗ HDF đã xuất hiện tại Anh vào năm 1898.
- Đến năm 1890, cũng có một loại ván mật độ thấp tương tự HDF được sản xuất tại Canada.
- Đến năm 1920, ván có mật độ cao hơn đã ra đời nhờ công nghệ ép bột gỗ ướt ở nhiệt độ và áp suất cao.
Đặc điểm, tính chất của gỗ HDF
- Về màu sắc: Gỗ HDF tiêu chuẩn thường có màu vàng hoặc màu nâu.
- Khối lượng trung bình: 800 – 1040kg/m3. Điều này cho thấy ván HDF tương đối nặng. Đặc tính này phù hợp vì mật độ gỗ cao.
Ưu điểm
Gỗ HDF được giới chuyên môn đánh giá cao vì có nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể là:
- Chống ẩm và chống trầy xước rất tốt. Ưu điểm này khắc phục được hoàn toàn khuyết điểm của gỗ tự nhiên.
- Khả năng cách nhiệt và cách âm của gỗ HDF được xếp vào TOP đầu. Vì lẽ đó, loại gỗ công nghiệp này được ứng dụng trong rất nhiều công trình dân sinh như trường học, văn phòng, bệnh viện…
- Khả năng bắt ốc và vít của HDF rất tốt. Do đó, độ bền trong sử dụng cao.
- Rất cứng nên có thể chịu được áp lực lớn từ ngoại lực.
- Bề mặt gỗ mịn, đồng nhất nên dễ bắt sơn, thuận tiện trong việc thiết kế nội thất.
- Có được gân và thớ đẹp như gỗ thật, tăng tính thẩm mỹ bề mặt.
- Thân thiện với sức khỏe vì có tới 85% thành phần là gỗ tự nhiên.
- Phù hợp để sản xuất đồ dùng trong nhà và ngoài trời.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm, thì chúng ta cũng cần phải nhìn nhận khách quan các nhược điểm của gỗ HDF.
- Vì chất lượng tốt, nên giá thành khá cao, thậm chí là cao bậc nhất trong các loại gỗ công nghiệp.
- Thường chỉ để thi công các bề mặt phẳng, không phù hợp thi công các tấm panel.
- Rất khó phân biệt gỗ HDF giả và gỗ HDF tiêu chuẩn bằng mắt thường.
Quy cách kích thước
- Kích thước: 1220mm x 2440mm, 1530mm x 2440mm, 1830mm x 2440mm.
- Độ dày: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm,18mm, 21mm, 25mm.
Phân loại gỗ HDF
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại gỗ chính là HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm, HDF lõi xanh.
- HDF siêu chống ẩm: Đây là loại gỗ có độ dày từ 3 – 6mm, có cấu tạo và chức năng giống với loại gỗ công nghiệp thông thường nhưng có khả năng chống ẩm và nước lâu hơn.
- Black HDF siêu chống ẩm: Gỗ này được có màu đen đặc trưng, được ép với cường độ lớn hơn nên bền bỉ với độ ẩm/ nước hơn hẳn HDF siêu chống ẩm. Thậm chí, khi thi công gỗ Black HDF siêu chống ẩm không cần sử dụng đến nẹp cạnh gỗ như gỗ công nghiệp thông thường.
- HDF lõi xanh: có cấu tạo 4 lớp: lớp oxit nhôm, lớp vân gỗ, lớp gỗ cốt xanh và lớp film thăng bằng. Đây là loại gỗ chống ấm có độ bền cao và cực kỳ chắn chắn.
Bên cạnh 3 loại gỗ trên, còn có một số loại gỗ phổ biến khác như: HDF loại thường, HDF chống cháy…
Quy trình sản xuất gỗ HDF
Ban đầu, gỗ tự nhiên sẽ được mang về luộc và sấy khô ở nhiệt độ khoảng 1000 – 2000 độ C. Với nhiệt độ cao và công nghệ hiện đại, nhựa và nước sẽ được loại bỏ hết.
Bột gỗ sau khi được xử lý sẽ thêm phụ gia để chống mối mọt và gia tăng độ cứng. Tiếp đến, bột gỗ sẽ được ép dưới áp lực lớn, đồng thời định hình thành các tấm.
Ván gỗ HDF thông thường có kích thước 2 – 2,4m, dày 6 – 24mm. Tuy nhiên, kích thước này cũng có thể thay đổi tùy theo yêu cầu sản xuất.
Sau khi ép tạo thành tấm, bề mặt ván sẽ được phủ sơn để tạo thành vân gỗ, gia tăng tính thẩm mỹ.
Như vậy, chu trình sản xuất gỗ HDF đã được hoàn tất.
Mức giá của gỗ HDF
Thực ra không có mức giá cố định. Bởi vì, giá bán loại gỗ này còn phụ thuộc vào cốt gỗ tự nhiên, kích thước và độ dày của gỗ, nhà cung cấp.
Để biết giá bán gỗ HDF, bạn có thể liên hệ các nhà cung cấp để xin báo giá và so sánh nhé.
Cách bảo quản gỗ HDF
Mặc dù gỗ loại gỗ công nghiệp này có khả năng chống ẩm, nhưng để duy trì tuổi thọ của sản phẩm, chúng ta tránh để gỗ tiếp xúc với nước.
Để làm sạch bề mặt gỗ, bạn nên dùng giẻ khô để lau sạch bụi bẩn.
Cách chọn gỗ HDF
Dựa trên mục đích sử dụng, bạn sẽ dễ chọn chất gỗ hơn. Cụ thể như sau:
- Bạn có thể chọn gỗ HDF thường khi làm nội thất sử dụng trong gia đình.
- Gỗ HDF cách âm nên được lựa chọn khi thi công các công trình cần cách âm tốt như khách sạn, phòng hát…
- Chọn gỗ HDF siêu chống ẩm nếu thi công tủ bếp hoặc tủ gỗ trong nhà vệ sinh để chống thấm nước tốt hơn.
So sánh gỗ HDF với MDF
Là loại gỗ công nghiệp phổ biến bậc nhất hiện nay nhưng cũng có một số điểm khác nhau giữa 2 loại gỗ này. Dưới đây là một số so sánh để bạn dễ dàng phân biệt gỗ HDF và MDF:
- Về chất gỗ: là gỗ có mật độ cao (khoảng 80 – 85% gỗ tự nhiên), còn gỗ MDF là gỗ có mật độ trung bình (khoảng 70% gỗ tự nhiên).
- Về đặc tính: Vì mật độ gỗ của HDF cao hơn MDF nên độ bền, độ cứng, khả năng chống thấm cũng tốt hơn MDF.
- Về giá bán: có giá bán cao hơn MDF.
Vì thế, chúng ta sẽ chọn 2 loại gỗ này dựa trên mục đích sử dụng. Nếu bạn muốn tiết kiệm, nhưng yêu cầu chất lượng không quá cao, có thể chọn MDF. Ngược lại, khi yêu cầu chất lượng khắt khe hơn, bạn nên chọn gỗ công nghiệp HDF.
Ứng dụng của gỗ HDF trong nội thất
Thực chất, chúng ta có thể ứng dụng HDF trong thi công các dạng nội thất khác nhau. Bởi vì, lại gỗ công nghiệp này cũng có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến nhất của gỗ công nghiệp HDF:
- Hoàn toàn có thể sử dụng để thiết kế nội thất trong nhà và ngoài trời như tấm dán tường, tủ gỗ, vách ngăn giữa các phòng, cửa sổ, cửa ra vào…
- Có tính ổn định và độ bền cao nên có thể ứng dụng làm sàn gỗ công nghiệp. Việc này giúp tiết kiệm kinh phí rất nhiều so với thiết kế sàn gỗ tự nhiên.
Trong các ứng dụng kể trên, có lẽ làm sàn gỗ và cửa gỗ là ứng dụng đột phá và được yêu thích hơn hẳn của gỗ HDF. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các ứng dụng này ở nhiều nơi.
Ngoài những ứng dụng trên, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để có những ứng dụng sáng tạo hơn nữa từ gỗ công nghiệp HDF.
Trên đây, ATZ đã gửi đến bạn những thông tin cần biết về gỗ HDF. Nếu bạn đang có ý định thi công và thiết kế nội thất, vui lòng liên hệ tới ATZ để được tư vấn trực tiếp nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Xem thêm:
Gỗ mun là loại gỗ gì? Phân loại và cách phân biệt
Gỗ óc chó là gì? Những điều cần nắm rõ nếu muốn chọn lựa
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com