Với nhiều người khó khăn, thu nhập thấp nhưng vẫn muốn có khu chung cư nhà ở. Và Nhà nước đã tạo điều kiện cho những người thuộc diện chính sách được ưu tiên sở hữu nhà ở xã hội. Hãy tham khảo nhà ở xã hội là gì, các quy định, điều kiện, kinh nghiệm mua bán nhà ở xã hội tại bài viết này.
Nội Dung Bài Viết
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là loại hình khu nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước hoặc của một tổ chức phi lợi nhuận. Loại hình này có mức giá thấp hơn giá thương mại với mục đích hỗ trợ cho người có thu nhập tháp.
Theo Wikipedia – “Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp… và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường.”
Tại Việt Nam thông thường có 2 loại là: do nhà nước đầu tư và do doanh nghiệp tư nhân đầu tư và xây dựng.
Điều kiện mua nhà ở xã hội
Những đối tượng có những điều kiện sau sẽ đủ điều kiện mua nhà ở xã hội:
- Người mua nhà ở xã hội thuộc diện khó khan về chỗ ở.
- Phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đã sở hữu nhà ở nhưng diện tích bình quân theo đầu người dưới 8m2.
- Nhà ở tạm, dột nát, bị hư hỏng.
- Tổng thu nhập cả gia đình nhỏ hơn 5 lần tiền thuê nhà hàng tháng ( áp dụng diện tích tối đa 70m2) và không thấp hơn 4 lần tiền thuê nhà hàng tháng ( áp dụng diện tích tối thiếu 30m2).
- Người có thu nhập thấp không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội
- Cán bộ công nhân viên công chức Nhà nước.
- Cán bộ gia đình có công với cách mạng.
- Đối tượng thuộc diện nghèo, cận nghèo chưa có nhà ở.
- Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các đối tượng trả lại nhà công vụ mà gặp khó khăn về nhà ở.
Có nên mua nhà ở xã hội không?
Nếu bạn và gia đình thuộc diện nằm trong chính sách, đủ điều kiện để sở hữu khu nhà ở xã hội thì hoàn toàn nên mua. Cân nhắc mua nhà ở xã hội phù hợp vì chỉ được quyền mua 1 lần. Đối với khu nhà ở xã hội bị giới hạn 5 năm thì không nên mua.
Các quy đinh về nhà ở xã hội
“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”
“Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;”
Bạn có thể tham khảo quy định chung về nhà ở xã hội tại đây.
Kinh nghiệm làm hồ sơ mua nhà ở xã hội
Chuẩn vị đầy đủ hồ sơ mua nhà ở xã hội bao gồm:
- Hồ sơ chung bao gồm: đơn đăng ký mua nhà ở xã hội, chứng minh nhân dân(3 bản chứng thực), đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân(3 bản chứng thực), ảnh các thành viên trong gia đình (mỗi người 3 ảnh 3×4), các giấy tờ ưu tiên khác.
- Hồ sơ chứng thực nhà ở và chứng minh về đối tượng
- Hồ sơ chứng minh điều kiện lưu trú
- Hồ sơ chứng minh thu nhập
Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội
Kiểm tra có đủ điều kiện được phép mua bán nhà ở xã hội hay không
Cần cân nhắc mua nhà ở xã hội phù hợp với gia đình vì chỉ được giải quyết 1 lần.
Ký hợp đồng mua bán khi dự án được xây dựng xong phần móng. Bên chủ đầu tư có thể kêu gội vốn từ khách hàng nhưng không được quá 70% giá trị căn nhà.
Các đối tượng mua, thuê nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại hoặc mang ra thế chấp.
Đối với đối tượng mua lại nhà ở xã hội
- Bên bán phải thanh toán hết hợp đồng.
- Nếu không thuộc diện hỗ trợ nhà ở xã hội cần kiểm tra bên bán còn bị giới hạn 5 năm hay không?
- Cấn kiểm tra xem căn nhà đã được cấp giấy tờ sử dụng đất và các giấy tờ liên quan hay chưa?