Một trong những hạng mục quan trọng xây dựng dự án công nghiệp, nhà xưởng mà các doanh nghiệp quan tâm đến từ là mảng thiết kế văn phòng. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành của các phân xưởng sản xuất. Do đó, khi tiến hành thiết kế văn phòng nhà máy cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc thù kinh doanh, vị trí địa hình, hình ảnh thương hiệu và giá trị văn hóa của doanh nghiệp để có thể tìm ra phương án thiết kế văn phòng phù hợp nhất.
Trong bài chia sẻ này, ATZ LUXURY xin bật mí đến quý vị 4 đặc điểm thiết kế văn phòng nhà máy hiệu quả và một số mẫu thiết kế văn phòng đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn hãy tìm hiểu nhé.
Có thể bạn quan tâm: thiết kế nhà xưởng
Nội Dung Bài Viết
4 Đặc điểm thiết kế văn phòng nhà máy
Văn phòng nhà máy là nơi điều phối, vận hành quá trình sản xuất của nhà máy/xí nghiệp nhằm đảm bảo số lượng hàng hóa, năng suất lao động. Cho nên, khi thiết kế văn phòng cần tính toán kỹ lưỡng về việc bố trí phòng chức năng linh hoạt, đảm bảo hệ thống máy móc kỹ thuật và không gian làm việc cho nhân viên văn phòng.

Để đáp ứng được hiệu quả một số yêu cầu và tiêu chí trên thì mẫu văn phòng trong nhà máy cần phải có 4 đặc điểm nổi bật dưới đây nhằm phù hợp với khối lượng công việc, chức năng, nhiệm vụ cũng như phạm vi hoạt động của các phân xưởng trong nhà máy.
Diện tích văn phòng lớn
Văn phòng nhà máy ở các khu công nghiệp cần phải có diện tích lớn để phục vụ và đáp ứng mọi nhu cầu làm việc cho nhiều bộ phận khác nhau. Đồng thời cần phải có không gian phụ trợ riêng như quầy bar mini để nhân viên thư giãn, nghỉ ngơi.

Thông thường, tiêu chuẩn diện tích văn phòng nhà máy được chia thành 3 mức: mức trung bình – vừa đủ, mức tiết kiệm, mức tiêu chuẩn. Cụ thể như:
- Mức diện tích trung bình – vừa đủ sẽ dao động từ 5 – 6m2/người.
- Mức diện tích tiết kiệm từ 3 – 4m2/người.
- Mức diện tích tiêu chuẩn nằm trong khoảng 7 – 10m2/người.
Đảm bảo tính thẩm mỹ và đặc thù kinh doanh
Khi thiết kế văn phòng nhà máy cần tuân thủ các quy luật về tính thẩm mỹ và đảm bảo đặc thù kinh doanh, hình ảnh thương hiệu cũng như giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Chỉ có như vậy, mới kiến tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, sáng tạo và thoải mái cho nhân viên văn phòng.

Văn phòng cần được xây dựng kiến cố, chắc chắn và ứng dụng vật liệu mới như khung thép tiền chế, cửa kính cường lực để đảm bảo tính phát triển bền vững. Đồng thời, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng để điều kiện thời tiết khắc nghiệt từ bên ngoài.
Giảm tiếng ồn trong sản xuất
Khi làm việc trong các khu công nghiệp, bất cứ ai cũng cảm thấy khó chịu với tập hợp âm thanh có cường độ, tần số khác nhau và bụi mịn trong không khí. Bởi các khu công nghiệp, nhà máy và xí nghiệp là nơi tập hợp nhiều thiết kế bị máy móc vận hành, công nhân làm việc nên không tránh khỏi sự ô nhiễm tiếng ồn và không khí.

Cho nên, khi thiết kế văn phòng nhà máy thì các doanh nghiệp nên tìm kiếm giải pháp giảm tiếng ồn và thanh lọc không khí hiệu quả để cải thiện sức khỏe cũng như giúp nhân viên làm việc có thể tập trung hoàn thành tốt công việc của mình. Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát tiếng ồn được ứng dụng rộng rãi hiện nay.
- Sử dụng vật liệu xây dựng mới có khả năng tiêu âm, cách âm tốt như: xốp EPS, cao su non, xốp XPS, bông ecowhite polyester, kính cường lực, bông khoáng, bông thủy tinh,…
- Bố trí các phòng chức năng khác tách biệt với văn phòng nhà máy và trồng cây xanh giảm tiếng ồn.
- Đo khám tiếng ồn trong sản xuất định kỳ để tìm ra biện pháp cải thiện hợp lý.
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí và đảm bảo các chỉ số chất lượng không khí AQI trong phân xưởng sản xuất thì bạn có thể sử dụng các thiết bị lọc không khí hiện đại như: máy lạnh – Air Conditioning Engineers (ASHRAE) đạt tiêu chuẩn 62 hay mức độ CO2 dưới 1000 ppm. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn giải pháp thiết kế văn phòng xanh để cải thiện chất lượng không khí.
Thiết kế văn phòng nhà máy phong cách Industrial
Hầu hết, các nhà máy/xí nghiệp ở các khu công nghiệp đều được thiết kế theo phong cách Industrial hay còn được gọi là phong cách công nghiệp. Với ưu điểm nổi bật là tiết kiệm vật liệu xây dựng, che đi những khuyết điểm thô mộc từ các bức tường trắng tinh khôi.

Sự kết hợp độc đáo giữa các vật liệu tái tạo trong công nghiệp sẽ kiến tạo ra không gian làm việc đẹp phá cách, mới lạ và không kém phần hiện đại và tinh tế. Từ đó, góp phần tiết kiệm kha khá chi phí đầu tư cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật mà phong cách Industrial mang lại cho văn phòng nhà máy.
- Sử dụng vật liệu công nghiệp: Gạch, bê tông, gỗ tự nhiên, tường gạch,…
- Thiết kế không gian mở: Sử dụng vật liệu nhôm kính cao cấp làm cửa sổ, kính cường lực làm vách ngăn phân chia phòng chức năng nhằm mang lại sự thông thoáng, mát mẻ cho nhà máy.
- Màu sắc trung tính: Văn phòng nhà máy thường sử dụng tone màu trung tính để mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng, mộc mạc, thoáng mát và đẹp mắt.
Xem thêm: Vì sao nên thiết kế nội thất văn phòng kết hợp với yếu tố tự nhiên?
Một số mẫu văn phòng nhà máy được đánh giá cao
Dưới đây là một số mẫu văn phòng nhà máy được đánh giá cao hiện nay. Bạn hãy tìm hiểu để có thêm nhiều ý tưởng thiết kế văn phòng phù hợp cho doanh nghiệp của mình nhé.
Văn phòng nhà máy Factory in the Forest, Malaysia
Nhà máy Factory in the Forest chuyên sản xuất điện tử. Với nguồn cảm hứng thiết kế văn phòng xanh không chỉ góp phần cải thiện bầu không khí trở nên trong lành hơn mà còn có tác dụng chống nóng, mang lại sự tươi mới, mát mẻ cho nhà máy và gắn kết con người gần gũi với thiên nhiên hơn.

Văn phòng nhà máy Brincos New Tultitlan de Mariano, Mexico
Nhà máy Brincos New Tultitlan de Mariano chuyên về lĩnh vực dệt may. Trong quá trình thiết kế văn phòng, KTS đã sử dụng vật liệu tái tạo lại từ hệ thống máy móc cũ và lồng ghép bản sắc, hình ảnh thương hiệu, đặc thù kinh doanh vào trong hoạt động sản xuất.

Văn phòng nhà máy Revigres Factory, Bồ Đào Nha
Với nguồn cảm hứng thiết kế từ những chiếc hộp giấy đặt trong nhà máy Revigres Factory đã mang lại hình ảnh thương hiệu độc đáo, mới lạ và đẹp ấn tượng cho doanh nghiệp. Vật liệu mà KTS ứng dụng phổ biến đến từ gỗ tự nhiên, nút chai hay các tấm ván dăm gần gũi với môi trường sống.

Văn phòng nhà máy DEEP C, Việt Nam
Văn phòng nhà máy DEEP C nổi bật với tone màu xanh điểm nhấn trên nền trắng chủ đạo và phối hợp hòa quyện giữa phong cách hiện đại với Industrial. Từ đó, góp phần mang lại vẻ đẹp mộc mạc, ấm cúng, nhẹ nhàng và phù hợp với đặc thù kinh doanh của chủ đầu tư.

Trên đây là 4 đặc điểm thiết kế văn phòng nhà máy cùng với một số mẫu văn phòng được đánh giá cao hiện nay. Mong rằng, những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn có được mẫu văn phòng nhà máy đẹp hiện đại và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đừng quên lưu tâm đến diện tích văn phòng, tính thẩm mỹ, đặc thù kinh doanh, biện pháp giảm tiếng ồn và thiết kế văn phòng theo phong cách Industrial nhé.
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com