Nếu bạn lựa chọn được mẫu cầu thang nhỏ phù hợp với không gian hẹp, bạn có thể giúp ngôi nhà trở nên gọn gàng, ngăn nắp và dễ thở hơn. Vì thế, đừng bỏ qua gợi ý lựa chọn mẫu cầu thang tiết kiệm diện tích cho nhà phố dưới đây nhé!
Từ trước đến nay, cầu thang luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng không gian sống thoải mái, dễ chịu. Bởi vì:
- Cầu thang chính là sợi dây kết nối giữa các tầng với nhau.
- Đồng thời, cầu thang còn đóng góp giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vì những vách trống bên dưới cầu thang có thể tận dụng để trang trí hoặc cất gọn đồ đạc.
Thấy được tầm quan trọng của cầu thang trong thiết kế nội thất nhà ở, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc lựa chọn thiết kế và bố trí cầu thang. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến các kiểu cầu thang tiết kiệm diện tích nhà phố, đừng bỏ qua bài viết này của ATZ nhé!
Xem thêm: 100+ mẫu thiết kế nội thất nhà phố đẹp nhất
Nội Dung Bài Viết
Tại sao nên dùng cầu thang tiết kiệm diện tích?
Đa phần các mẫu nhà phố/ nhà ống hiện nay đều có diện tích nhỏ hẹp. Vì thế, việc tiết kiệm diện tích trong từng không gian chức năng là rất cần thiết.
Trong đó, tiết kiệm diện tích bằng việc sử dụng cầu thang nhỏ tương đối khả thi, được nhiều người áp dụng. Cầu thang nhỏ ở đây cần đáp ứng được chiều ngang đủ để lên xuống, đảm bảo được sự chắc chắn và đề cao tính thẩm mỹ.
Dưới đây là những kiểu cầu thang tiết kiệm diện tích cho nhà phố bổ biến nhất, bạn cùng tham khảo thêm nhé!
Những kiểu cầu thang tiết kiệm diện tích phổ biến nhất hiện nay
Cầu thang xoắn ốc tiết kiệm diện tích
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Cầu thang đa năng
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Cầu thang dọc nhà
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Cầu thang cáp treo
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Cầu thang nghệ thuật
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Mẫu 3:
Cầu thang chữ L
Mẫu 1:
Mẫu cầu thang chữ L gỗ tiết kiệm diện tích
Mẫu 2:
Cầu thang xếp thông minh
Mẫu 1:
Cầu thang xếp thông minh cho nhà có gác lửng
Mẫu 2:
Chia sẻ các mẫu thiết kế cầu thang tiết kiệm diện tích cho nhà phố
Mẫu 1: Đây là mẫu cầu thang hình chữ L có chiều ngang không quá rộng nhằm tiết kiệm diện tích. Bên hông cầu thang để mở. Ở đó, chúng ta có thể cất gọn đồ dùng thường xuyên sử dụng hoặc ít sử dụng. Qua đây, giúp ngôi nhà trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Mẫu 2: Mẫu cầu thang dưới đây thực sự đa di năng vì nó có thể kết hợp giá để sách, bàn làm việc và cầu thang trong cùng một không gian tương đối nhỏ.
Mẫu 3: Cầu thang tích hợp hộc tủ là kiểu rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn vì có thể giúp ngôi nhà gọn gàng hơn.
Mẫu 4: Kiểu cầu thang dưới đây đảm bảo được sự kết nối giữa tầng trên và tầng dưới. Nhưng khi nhìn vào, chúng ta có cảm giác đây là một chiếc kệ trang trí xinh xắn chứ không đơn thuần là một chiếc cầu thang cứng nhắc.
Mẫu 5: Cầu thang hình xoắn ốc chiếm rất ít diện tích trong nhà. Vì thế, nó thường xuyên được sử dụng trong nhà phố có diện tích nhỏ.
Mẫu 6: Những ngôi nhà có diện tích nhỏ nên chọn kiểu cầu thang dích dắc dưới đây. Vì không gian dành cho cầu thang gần như là một hình hộp thẳng đứng, không chiếm quá nhiều diện tích trong nhà.
Mẫu 7: Cầu thang gấp rất tiện dụng và hiện đại. Bạn hoàn toàn có thể cất nó đi khi không dùng tới và lấy ra khi cần di chuyển lên tầng. Chiếc cầu thang nhỏ nhắn này không hề tốn diện tích trong nhà nên được rất nhiều gia đình sử dụng.
Mẫu 8: Kiểu cầu thang dọc theo tường như thế này thích hợp với nhà phố có diện tích vừa phải. Vì mẫu cầu thang này không quá phô chương nên nó cũng góp phần tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà.
Mẫu 9: Cầu thang xoắn ốc bằng kính cường lực trong suốt giúp khu vực lên xuống trở nên thật nghệ thuật và nhẹ nhàng.
Mẫu 10: Bố trí ánh sáng có chủ đích sẽ giúp cầu thang trở nên rất lãng mạn. Bạn đừng bỏ qua gợi ý này nhé.
Xem thêm: 65+ mẫu cầu thang biệt thự tân cổ điển đẹp được ưa thích nhất
Những lưu ý khi thiết kế cầu thang nhỏ tiết kiệm diện tích
Vị trí đặt cầu thang
Trước đây, người ta thường đặt cầu thang ở cuối nhà. Nhưng điều này không còn phù hợp với xu hướng thiết kế nhà hiện đại. Thay vào đó, xu hướng đặt cầu thang ở giữa nhà (đối với kiểu cầu thang hình xoắn ốc hoặc cầu thang gấp) và đặt cầu thang dọc theo nhà ngày càng trở nên phổ biến. Cầu thang đặt dọc theo nhà rất phù hợp với kiến trúc nhà ống. Vì nó không cản trở lối đi.
Vị trí đặt cầu thang ở giữa nhà hoặc dọc theo nhà tận dụng được giếng trời thông tầng. Nhờ vậy, nhà luôn tràn ngập ánh sáng.
Số bậc cầu thang theo phong thủy
Cầu thang được xem là nơi lưu thông khí huyết trong nhà. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc tính toán số bậc cầu thang theo phong thủy. Nếu bạn không biết cách tính, bạn hoàn toàn có thể đặt yêu cầu với kiến trúc sư của đơn vị thiết kế và thi công nội thất để họ thực hiện thay bạn.
Lựa chọn chất liệu phù hợp
Chất liệu làm cầu thang cần được đảm bảo, không nên cắt gọt quá mức cho dù bạn muốn tiết kiệm kinh phí. Bạn nên lựa chọn chất liệu chắc chắn để an toàn khi sử dụng, bền bỉ với thời gian để tiết kiệm chi phí cho khâu sửa chữa, khắc phục sự cố.
Hiện nay, có nhiều chất liệu có thể sử dụng làm cầu thang đó là gỗ, kính, nhựa, inox… Gỗ thể hiện được sự sang trọng, đẳng cấp, cổ kính nhưng có thể khiến người dùng cảm thấy ngột ngạt. Trong khi đó, sắt, inox lại giúp cầu thang trở nên chắc chắn, an toàn. Mặc dù kính có thể giúp không gian thoáng đãng hơn, nhưng kính cường lực chất lượng cao lại khá đắt. Vì thế, bạn có thể cân nhắc kết hợp các chất liệu để tạo nên cầu thang như ý mình.
Lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp với diện tích
Hiện nay, có rất nhiều kiểu cầu thang dành cho nhà ống như cầu thang gấp, cầu thang dọc theo nhà, cầu thang hình chữ L, cầu thang cáp treo, cầu thang tích hợp các tính năng… Bạn nên cân nhắc vào diện tích của nhà mình để lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp.
Nếu diện tích quá nhỏ, thêm một chiếc cầu thang cũng khiến nhà trở nên chật chội, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cầu thang gấp. Kiểu cầu thang này có thể tháo rời và lắp đặt khi cần sử dụng và cất gọn khi không dùng đến.
Ngược lại, với nhà có diện tích rộng, bạn có thể thoải mái lựa chọn cầu thang theo ý muốn, phù hợp với phong cách thiết kế chung.
Tính toán kích thước đảm bảo an toàn
Trước khi thi công cầu thang, chúng ta cần chú ý đến kích thước của cầu thang sao cho chiều cao và chiều rộng đủ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Để tính toán kích thước cầu thang, bạn cần đo chính xác khoảng cách từ mặt sàn hoàn thiện dưới đến mặt sàn hoàn thiện trên. Sau đó, bạn sẽ xem xét nên có bao nhiêu bậc cầu thang để đảm bảo kích thước này, tức là mỗi bậc cầu thang sẽ cao bao nhiêu để vừa an toàn, vừa tiết kiệm diện tích.
Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thông thường cho rằng mỗi bậc cầu thang nên cao 15cm, chiều rộng 30cm. Nhưng trong trường hợp nhà phố hẹp, bạn có thể tăng chiều cao và giảm chiều rộng một chút.
Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã tham khảo được các mẫu cầu thang tiết kiệm diện tích và một số lưu ý khi thiết kế cầu thang cho nhà phố nhỏ. Mong rằng, với những chia sẻ trên đây bạn sẽ tìm được cho mình một mẫu cầu thang ưng ý và phù hợp với ngôi nhà của mình nhé.
Để được tư vấn thêm về thiết kế và thi công nội thất, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới ATZ để được đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi hỗ trợ.
Xem thêm:
Chia Sẻ 150+ Mẫu phòng khách nhà ống đẹp độc đáo nhất
8 Mẹo thiết kế nội thất cho nhà phố diện tích nhỏ để thông thoáng hơn
Thảo Phương – thietkenoithatatz.com