Mẫu thiết kế nhà hàng lẩu dê đẹp và thu hút nhất trong 2022

Thiết kế nội thất nhà hàng nói chung và thiết kế nhà hàng lẩu dê nói riêng đều là giai đoạn cần thiết trong quá trình kinh doanh của mọi nhà hàng. Ngày nay, người dân đang dần ưa chuộng thịt dê bởi tính thơm ngon, bổ dưỡng. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các nhà hàng lẩu dê dần trở nên gay gắt hơn khi thị trường trở nên “béo bở”. Bên cạnh các yếu tố về chất lượng món ăn, phục vụ và giá cả. Trải nghiệm của khách hàng cũng là yếu tố không nhỏ tác động tới quá trình lựa chọn địa điểm ăn uống của khách hàng. Các mẫu thiết kế nhà hàng lẩu dê hút khách nhất 2022 sẽ được tiết lộ trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về mẫu thiết kế nhà hàng lẩu dê đẹp và thu hút nhất trong 2022

1.1. Mẫu thiết kế nhà hàng lẩu dê Tuấn Hằng

Mang nét đẹp của phong cách thiết kế nhà hàng đồng quê, nội thất của thiết kế nhà hàng lẩu dê Tuấn Hằng mang vẻ đẹp giản dị, gần gũi nhưng vẫn đủ sự sang trọng đối với một nhà hàng.

Nhà hàng sử dụng chủ yếu là các đồ nội thất sản xuất từ gỗ, mây, tre kết hợp với các món đồ trang trí từ gốm. Các bức tường với hiệu ứng tường gạch vintage tạo cho thực khách đến với nhà hàng cảm giác gần gũi, thân quen. 

Với màu chủ đạo là màu đỏ thẫm, các bức tường không những không khó chịu bởi ảnh đỏ rực rỡ. Thậm chí màu sắc này còn kích thích được sự thèm ăn của khách hàng. Không gian nhà hàng cũng được nhấn nhá bởi ánh vàng đến từ chiếc đèn trang trí được treo trên mỗi bàn ăn.

1.2.  Mẫu thiết kế nhà hàng Dê Cụ quán

Đến với quán Dê Cụ, thực khách không chỉ đơn giản là được trải nghiệm các món ăn đặc trưng, độc đáo, nguồn nguyên liệu thịt dê tươi ngon. Với thiết kế nhà hàng lẩu dê mang phong cách hiện đại. Nhìn từ bên ngoài, thực khách sẽ bị ấn tượng bởi thiết kế vòm ngay tại mặt tiền của nhà hàng. Thiết kế này đang dần trở thành xu hướng và được nhiều nhà hàng sang trọng bậc nhất áp dụng. 

Bước vào quán, thực khách sẽ bất ngờ với không gian rộng rãi và thoáng mát. Các bộ bàn ăn thiết kế đúng tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng và được sắp xếp ngăn nắp thành từng hàng thẳng. Màu vàng chủ đạo trong mẫu thiết kế này còn giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho các món ăn. Làm món ăn hấp dẫn hơn, đẹp hơn và khiến thực khách thấy ngon miệng hơn.

2. Bật mí các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng lẩu dê đẹp cho các chủ đầu tư.

Nếu bạn đang, đã hoặc sắp sở hữu một nhà hàng cho riêng mình mà chưa nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế nội thất nhà hàng. 5 tiêu chuẩn thiết kế dưới đây có thể sẽ giúp bạn có được một nhà hàng như ý:

2.1.Sảnh tiếp đón trong nhà hàng lẩu dê

2.1.1 Sảnh nhà hàng

Với các cơ sở kinh doanh, sảnh tiếp khách luôn là một trong những không gian rất quan trọng và nên được chủ đầu tư chú trọng. Khi thực khách tiến vào nhà hàng, sảnh sẽ là nơi đầu tiên khách hàng nhìn thấy, tiếp xúc. Đây là nơi để nhà hàng tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ thì công năng chính là điều mà khách hàng cũng như chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Việc bố trí không gian hài hòa sẽ giúp mang đến cho khách hàng sự sang trọng, đẳng cấp và toát lên được nét đặc trưng của nhà hàng.

2.1.2 Khu vực chờ

Mặc dù là một trong những không gian quan trọng của nhà hàng. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư chưa thực sự hiểu hết chức năng và quan tâm chính là khu khách đợi. Vị trí và cách sắp xếp nội thất của khu vực chờ là yếu tố quyết định trực tiếp tới thẩm mỹ của sảnh nhà hàng.

Các thực khách đến nhà hàng lẩu dê đa số thường đi theo nhóm và thời gian dùng bữa sẽ kéo dài. Vì thế, không có ai có thể chắc chắn rằng, tại bất cứ thời điểm nào, khách hàng đều có thể dùng bữa ngay. Đặc biệt, đối với các gia đình có trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai. Họ cần có không gian nghỉ ngơi trong lúc chờ đặt bàn hay thanh toán. Vậy nên, đây thực sự là không gian đáng để các chủ nhà hàng quan tâm và đầu tư.

Tùy vào diện tích của nhà hàng, bạn có thể thiết kế không gian này sao cho phù hợp với tổng thể. Tuy nhiên, giải pháp đơn giản nhất chính là kết hợp bàn đơn giản với các băng ghế dài. Thiết kế này sẽ giúp gia tăng đáng kể diện tích sử dụng cho thực khách khi phải chờ đợi. Thêm vào đó khu chờ cũng nên được bố trí ở nơi thông thoáng, có tầm nhìn rộng rãi.

2.1.3 Quầy thu ngân

Quầy lễ tân và thu ngân có chức năng chính là tiếp đón và thanh toán cho khách. Chính vì vậy, quầy thu ngân chỉ nên thiết kế đơn giản, không cần trang trí cầu kỳ. Để có thể mang đến cho khách hàng sự đẳng cấp, sang trọng và ấn tượng mạnh mẽ. Một số lưu ý khi thiết kế quầy thu ngân cần chú ý như:

Đầu tiên là Vị trí của quầy. Các KTS hàng đầu và giàu kinh nghiệm khuyên rằng, quầy thu ngân nên đặt tại vị trí “Bạch Hổ”. Tức là phía nhìn từ trong ra ngoài nhà. Bạn tuyệt đối không thiết kế quầy thu ngân ở phía “Thanh Long” – phía ngược lại. Nếu không muốn làm thất thoát của cải, tiền bạc thậm chí làm ăn thua lỗ, đây sẽ là một yếu tố phong thủy mà các chủ nhà hàng nên đặc biệt lưu ý.

Về Chiều cao của bàn thu ngân. Chiều cao bàn thu ngân nên dao động ở khoảng 1.1-1.3m. Trong kinh doanh, nhiều người quan niệm các con số lẻ sẽ giúp việc kinh doanh phát triển dồi dào. Ngoài ra, với chiều cao trung bình của người Việt Nam, độ cao như vậy sẽ thuận lợi cho cả nhân viên và khách hàng.

Việc bài trí thêm phía sau quầy thu ngân cùng là cơ hội để các nhà hàng để tăng điểm nhấn với khách hàng. Tùy vào phong cách thiết kế của nhà hàng mà đồ trang trí nội thất phía sau quầy thu ngân cũng khác nhau. Nếu nhà hàng đi theo lối hiện đại sang trọng thì có thể trang trí bằng một chiếc kệ với những chai rượu vang. 

Với quầy thu ngân, khi thiết kế sảnh nhà hàng, bạn nên lựa chọn các vật dụng nhỏ gọn, tránh các món đồ tốn quá nhiều diện tích. Rất nhiều nhà hàng lựa chọn các món đồ phong thủy như cầu thạch anh, mèo phong thủy… để tăng tài lộc. Tuy nhiên, cần phải tránh các vật dụng sinh lửa bởi đây là nơi đặt sổ sách, tiền nong.

Quầy thu ngân phải đặt ở vị trí sạch sẽ, thông thoáng. Đó là nơi có thể quan sát được toàn bộ cửa hàng. Quầy luôn luôn phải được giữ sạch sẽ và ngăn nắp. Nếu quầy thanh toán mất vệ sinh hoặc quá lộn xộn sẽ  khiến khách hàng nghi ngờ về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà hàng. Đồng thời, bạn có thể bài trí thêm hoa tươi, khay bánh kẹo để tăng sự thân thiện và gần gũi với khách hàng.

2.2. Về không gian phòng ăn thường

2.2.1 Không gian phòng ăn cần tuân thủ rõ về tiêu chuẩn bàn ghế

Thiết kế phòng ăn cần có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, hình tròn. Tuyệt đối không được thiết kế theo dạng hình đa giác, có góc nhọn lồi ra ngoài hay méo vào trong. Một nhà hàng lẩu dê đạt tiêu chuẩn nên có loại bàn 4 người hoặc bàn 6 người. Kích thước tiêu chuẩn chỗ ngồi trong thiết kế nhà hàng tối thiểu cho một thực khách dao động từ 1,4m2 – 1,8m2. Kích thước như vậy sẽ đảm bảo sự thư giãn và thoải mái tốt nhất cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.

2.2.2.  Ánh sáng và màu sắc

Màu sắc và ánh sáng trong phòng ăn cũng cần phải chú ý. Đây là một trong những yếu tố then chốt để tạo nên một bữa ăn ngon cho khách hàng. 

Ánh sáng không nên quá yếu hay quá mạnh. Thiết kế thêm một hệ thống đèn trang trí có độ sáng rõ ràng sẽ giúp không gian trở nên sang trọng và lộng lẫy hơn. Đồng thời, thiết kế này cũng thúc đẩy thêm vượng khí và tài lộc cho chủ nhà hàng.

Về màu sắc phòng ăn của nhà hàng lẩu dê, nên chọn những gam màu ấm cúng, tinh tế và sang trọng. Các màu như trắng, gi, nâu sữa làm màu sắc chủ đạo để tạo cảm giác ấp cúng, thoải mái và dễ chịu khi ăn. Những gam màu như đỏ, cam nên chọn những màu tone trầm như cam đất, đỏ thẫm để. Tránh gây cảm giác nóng bức ngột ngạt.

2.3.  Không gian phòng vip

Từng nhà hàng sẽ có thiết kế nội thất phòng VIP khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, phòng ăn VIP của nhà hàng thường bao gồm các vật dụng sau:

  • Bàn, ghế ăn: Thường là loại bàn ăn dành cho 8 người trở lên. Số lượng ghế tùy theo diện tích và thiết kế phòng.
  • Đèn trần: Thiết kế đèn trần độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian nội thất. Thường kết hợp 2-3 loại ánh sáng để đảm bảo thẩm mỹ và trải nghiệm khách hàng.
  • Thảm lót sàn: Có họa tiết, hoa văn trang trí phù hợp phong cách chung của phòng ăn hoặc ốp gỗ để mang đến cảm giác sang trọng, ấm cúng.
  • Khăn trải bàn: Nên chọn loại vải dễ giặt và thay đổi thường xuyên, đảm bảo sự vệ sinh và đẹp mắt cho phòng ăn.

2.4. Không gian bếp

Bếp là khu vực quan trọng nhất trong nhà hàng. Đây cũng là khu vực khá đặc thù khi có chứa nhiều thiết bị nóng, sắc nhọn. Chính vì vậy, khi thiết kế bếp nhà hàng phải được tính toán một cách khoa học, tiện lợi để nhân viên di chuyển. Tránh để khói làm ảnh hưởng và lan khắp nhà bếp, ảnh hưởng ra ngoài khu vực ăn của các thực khách. Không gây mùi khó chịu. Không gây tai nạn cho đầu bếp. Không gây cháy nổ, đòi hỏi an toàn tuyệt đối, an toàn thực phẩm…

2.4.1 Kích thước không gian

Bất kể bạn đang sở hữu mô hình nhà hàng nào, với quy mô ra sao thì cũng cần đảm bảo bố trí các khu vực kho, sơ chế, nấu món, ra món… Để đảm bảo bạn có đủ không gian cho những khu vực đó, có 1 nguyên tắc trong thiết kế bếp nhà hàng: 30-40% không gian dành cho khu vực bếp, 60-70% là không gian dành cho những khu vực còn lại (bao gồm: khu vực phòng ăn, chờ, nhà vệ sinh).

2.4.2. Đảm bảo tuân thủ các quy tắc đầy đủ công năng từng khu

Phòng bếp của nhà hàng nên được phân chia thành các khu vực riêng, mỗi khu vực sẽ thực hiện một chức năng riêng:

  •  Khu gia công thực phẩm
  •  Khu chế biến bếp
  •  Khu chia soạn thức ăn, ra thức ăn
  •  Khu thu hồi rửa bát, diệt khuẩn

2.4.3. Các mô hình bố trí bếp

Dưới đây là 3 dạng mô hình bố trí bếp phù hợp với từng quy mô nhà hàng và đặc trưng của sản phẩm mà nhà hàng đó cung cấp:

  • Mô hình dạng ốc đảo: Phù hợp với nhà hàng lớn/ nhỏ vì có không gian mở, tiện lợi cho việc di chuyển và dọn dẹp.
  • Mô hình phân vùng: Phù hợp với những nhà hàng phục vụ cả món nấu và món không nấu (ví dụ salad, món nước…). Bằng cách này bếp có thể kiêm luôn nhiệm vụ của bar và nhân viên vẫn không bị mất tập trung.
  • Mô hình dây chuyền một chiều: Thường được áp dụng với những nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh hoặc nhà hàng có menu đơn giản.

2.5. WC nhà hàng

Khi bố trí WC nhà hàng, bạn cần phải chú ý vị trí. Nên tránh đặt nhà vệ sinh ở nơi ẩm ướt. Thay vào đấy hãy đặt ở chỗ có được sự thông thoáng, đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên. Như vậy bạn sẽ hạn chế tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Bên cạnh đó, nhà vệ sinh cần xây ở nơi kín gió nhưng phải dễ tìm. Tốt nhất là nên đặt ở cuối hướng gió.

Lưu ý quan trọng hơn, đừng bao giờ đặt nhà vệ sinh quá gần nhà bếp chế biến thức ăn. Nó sẽ mang lại hình ảnh không tốt đối với khách hàng của bạn. Đồng thời, nhà vệ sinh cũng không nên đặt đối diện phòng bếp, đây là điều cần lưu ý trong phong thủy.

3. Kết luận

Trên đây là thông tin các thiết kế nhà hàng lẩu dê và những lưu ý khi thiết kế mà  ATZLUXURY tổng hợp. Nếu bạn đang quan tâm và có nhu cầu thiết kế nội thất nhà hàng, hãy hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 0915.178.091 để được tư vấn miễn phí!

Tìm hiểu thêm

Báo giá thiết kế nội thất nhà hàng 2022

Biên tập: Nguyễn Thu (thietkenoithatatz.com)

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ