Bạn đang muốn tìm hiểu về phong cách thiết kế indochine? Vậy hãy tham khảo ngay bài viết này nhé, bài viết này tôi sẽ tổng hợp lại tất cả các thông tin về phong cách thiết kế indochine để bạn có thể nắm được và hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế này nhé.
Nội Dung Bài Viết
1. Phong cách thiết kế indochine là gì?
Indochine thực chất là một từ tiếng Pháp, mang ý nghĩa chỉ các nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.
Vào những năm 1893-1954, trong thời kỳ Pháp xâm chiếm Đông Dương, đế chế này đã xây dựng nên rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ. Thế nhưng, do thời tiết nóng ẩm tại khu vực Việt Nam không thích hợp với lối thiết kế Cổ điển nên buộc các kiến trúc sư phải tìm cách đổi mới. Từ đó, phong cách thiết kế Indochine ra đời.
Phong cách Indochine là sự hòa quyện giữa nét lãng mạn, tinh tế trong văn hóa Pháp, kết hợp cùng chất mộc mạc, thuần khiết của kiến trúc Việt Nam. Chính vì thế, Indochine không chỉ đơn thuần là một phong cách thiết kế, nó còn là đại diện cho một sự giao thoa văn hóa, là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử hãi hùng thời xưa.
2. Điểm đặc trưng của phong cách thiết kế Indochine
2.1. Màu sắc nội thất
Thiết kế nhà phong cách Indochine ưu tiên lựa chọn những màu sắc trung tính, dùng để làm nền như trắng, kem, vàng nhạt,… Đối với các chi tiết tạo điểm nhấn, Indochine ưa chuộng những gam màu mạnh, tạo ấn tượng thị giác cao như tím, đỏ, xanh lá, vàng chói….
Khi kết hợp những gam màu trong phong cách Indochine, cần tuân theo nguyên tắc 60-30-10. Trong một không gian chỉ nên có tối đa 3 gam màu. Trong đó, màu nền chiếm 60% diện tích, màu chủ đạo tiếp theo chiếm 30% và cuối cùng màu tạo điểm nhấn chỉ nên chiếm 10%.
2.2. Vật liệu sử dụng
Kiến trúc Indochine ưa thích sự mộc mạc, giản dị nhưng vẫn phải sang trọng và tinh tế. Những loại vật liệu thường thấy nhất trong một công trình kiến trúc Indochine chính là gỗ, tre, dây mây và ngói. Đây đều là những vật dụng quen thuộc tại làng quê Việt Nam. Thế nhưng, áp dụng vào các kĩ thuật bố trí và sắp đặt theo phong cách Indochine, những vật liệu thô kệch này sẽ được biến hóa sang trọng và tinh tế đến bất ngờ.
2.3. Họa tiết và kết cấu
Trong phong cách Đông Dương, họa tiết nội thất phát triển theo thời gian. Đối với thời kỳ Đông Sơn, thiết kế nội thất ưa chuộng những hoa văn từ hoa lá, đặc biệt là lá trầu bà rách và hoa sen. Cho đến thời kỳ An Nam, các kiến trúc sư lại tìm thấy nguồn cảm hứng ở hình chữ nhật, hình kỷ hà và hình tĩnh vật.
Bên cạnh đó, những họa tiết dạng lưới như hình thoi, hình tam giác, hình lục giác cũng là đặc trưng của phong cách này. Những chi tiết này thường được bắt gặp trên nền nhà hoặc các bức ngăn giữa các không gian.
Đối với họa tiết động vật, có 4 hình tượng Tứ linh mà kiến trúc Indochine đặc biệt yêu thích chính là Long, Lân, Quy, Phụng. 4 linh vật này mang nhiều ý nghĩa tốt lành và thịnh vượng trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Chính vì thế mà rất được ưa chuộng và được xem như một tín vật phong thuỷ đầy giá trị.
2.4. Phù điêu và tượng tròn
Vào thời kỳ thai nghén của kiến trúc Indochine cũng là lúc mà nghệ thuật phù điêu đang trên đà đạt đỉnh. Những bức phù điêu khắc họa hình tượng của các vị thần Apsara, thần Garuda được bắt gặp rất nhiều trong các công trình thuộc phong cách thiết kế Indochine.
Những bức tượng phù điêu được làm từ nhiều loại chất liệu mà nổi bật nhất là gỗ và đất nung. Nét đẹp của loại hình trang trí này không chỉ bắt nguồn từ sự mộc mạc của những đường nét đục đẽo, mà còn là những câu chuyện đầy huyền bí ẩn sau từng bức tượng.
Ngoài ra, trong văn hóa phương Đông, hình tròn cũng mang tầng ý nghĩa tích cực, đại diện cho sự viên mãn và phúc trạch vô tận. Chính vì thế mà các chi tiết mái vòm, và đồ nội thất hình tròn rất được ưa chuộng.
3. Gợi ý cách thiết kế theo phong cách Indochine đẹp chuẩn
3.1. Gợi ý cách thiết kế phòng khách phong cách Indochine
Những mẫu phòng khách thiết kế theo phong cách Indochine luôn để lại ấn tượng sâu đậm bởi nét thanh lịch và lãng mạn khó tả của chúng. Không cần quá xa hoa hay lộng lẫy, phòng khách trong phong cách Đông Dương ghi điểm bởi chính nét đẹp mộc mạc và ấm cúng.
Sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa được thể hiện rõ nét trong không gian phòng khách này. Bức tranh mô tả cảnh núi rừng và họa mi được điểm tô bằng nét vẽ nhạt, tạo thành lớp nền trang trí vừa phải.
Bằng việc sử dụng những gam màu tươi sáng, không gian phòng khách này đã thể hiện xuất sắc phong cách Indochine hiện đại. Các chi tiết hình tròn được lồng ghép khéo léo vào nhau, tạo nên vẻ đẹp mềm mại và thanh thoát cho tổng thể.
Những chiếc quạt trần cũng là một chi tiết đặc trưng trong phong cách thiết kế Indochine. Loại quạt này có thể làm bằng gỗ, hoặc nếu cầu kỳ và tinh xảo hơn, sẽ được chế tác từ lá khô đã qua xử lý.
3.2.Cách thiết kế phòng bếp ăn phong cách Indochine
Những căn bếp trong phong cách Indochine được thiết kế mang đậm dấu ấn hoài cổ nhưng đâu đó vẫn toát lên sự sang trọng và quyền lực của văn hóa Pháp thời bấy giờ.
Gỗ là vật liệu được ưa chuộng nhất khi thiết kế phòng bếp phong cách Indochine. Tuy nhiên, cần chọn những mẫu gỗ tối màu, hoặc tốt nhất là gỗ công nghiệp sơn màu mới thể hiện được linh hồn của phong cách này.
Những tông màu xanh nổi bật cũng rất được ưa chuộng trong phong cách Đông Dương. Bàn ăn nên được bố trí đầy đủ đồ dùng, với một bình hoa tươi và chiếc đèn chùm làm điểm nhấn.
Gian bếp tràn ngập ánh sáng chính là đặc trưng của nét văn hóa Đông Dương. Nội thất bếp không cần quá cầu kỳ,chủ yếu chú trọng vào sự mộc mạc và ấm cúng.
Nếu gia chủ có muốn trang hoàng nên một không gian sống sang trọng và lộng lẫy, hãy thử kết hợp phong cách Indochine và Cổ điển. Nét lãng mạn và tinh tế của lối kiến trúc Đông Dương sẽ càng tăng thêm độ hoành tráng và đồ sộ của thiết kế Cổ điển.
3.3. Gợi ý cách thiết kế phòng ngủ phong cách Indochine
Phòng ngủ theo phong cách Indochine mang nét đẹp nhẹ nhàng, hoài cổ, hướng đến một không gian nghỉ ngơi mà ở đó, gia chủ thật sự thư giãn trong chính ngôi nhà của mình.
Bức tranh đầu giường với họa tiết lá sen mang đậm chất hồn Việt. Những chậu cây phong thuỷ cũng được dùng để làm vật trang trí, giúp thanh lọc không khí và cân bằng năng lượng cho không gian nghỉ ngơi của gia chủ.
Chiếc giường được thiết kế với rèm che nhằm tôn lên nét sang trọng và độc nhất. Màu sắc tổng thể là sự kết hợp giữa trắng – nâu hài hòa, điểm tô một vài sắc xanh của đồ nội thất.
Chỉ với 2 tông màu trắng đen, ta hoàn toàn có thể biến tấu căn phòng ngủ của mình trở nên đậm chất Indochine. Ngoài ra, các chi tiết như quạt treo tường cũng có thể tận dụng làm điểm nhấn.
3.4.Gợi ý thiết kế ngoại thất phong cách Indochine
Ngoại thất theo phong cách Indochine không lộng lẫy như Cổ điển, cũng không quá đơn giản như Hiện đại. Nét đẹp bắt nguồn từ sự tinh tế và hài hòa. Những căn biệt thự Indochine rất ưa chuộng việc dùng gỗ trong trang trí ngoại thất, vừa thể hiện nét mộc mạc, lại vừa có màu sắc hài hòa, ấm cúng.
Lấy cảm hứng từ khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại bán đảo Đông Dương, phong cách Indochine rất ưa chuộng việc tận dụng cây xanh trong trang trí ngoại thất. Ngoài ra, việc lợp mái bằng ngói đỏ cũng là cách để thể hiện đặc trưng phong cách này.
Những góc vườn nhỏ tạo thành một mảng xanh tươi mát. Đây là cách thiết kế ngoại thất mang đến cảm giác nhẹ nhàng, bình yên, tách biệt hoàn toàn với phố thị bên ngoài.
4. Một số mẫu thiết kế phong cách Indochine đẹp nhất 2022
4.1. Mẫu thiết kế Homestay phong cách Indochine
Ngày nay, khách hàng có xu hướng lựa chọn homestay dựa trên thiết kế của chúng. Những homestay có phong cách càng lạ, nội thất độc đáo càng dễ thu hút. Thiết kế homestay theo phong cách Indochine là một trong những lựa chọn hàng đầu nhằm tạo điểm nhấn cho mô hình kinh doanh của bạn.
Tận dụng khoảng không gian đầy nắng bên cửa sổ để treo một chiếc võng mây. Đây là chốn nghỉ ngơi đầy thư thái.
Kết hợp các sắc độ của gam màu xanh sẽ cho ra một kết quả thực sự mãn nhãn.
Phòng ngủ của homestay phong cách Indochine hoài cổ và nhẹ nhàng. Những bức tranh sơn dầu của các vị hoàng hậu đương thời là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa trong phong cách này.
4.2. Thiết kế nhà phố phong cách Indochine
Tuy phần lớn nhà phố tại Việt Nam có diện tích tương đối khiêm tốn. Thế nhưng, không điều gì có thể ngăn cách niềm đam mê với phong cách Indochine của các gia chủ.
Để thiết kế nhà phố theo phong cách Indochine, điều quan trọng nhất là phải nắm được những nguyên tắc về màu sắc và chất liệu đặc trưng của lối kiến trúc này.
Nội thất tủ đựng giày cũng được thiết kế đầy tỉ mỉ với tay nắm cửa hình tròn, kết hợp cũng vật liệu mây đan độc đáo.
Nền nhà lát gạch họa tiết kỷ hà là một trong những đặc trưng của phong cách này.
Sắc vàng nổi bật của những chiếc ghế bành mang đậm phong cách Đông Dương.
Những món đồ nội thất không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn là minh chứng cho sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây.
4.3. Thiết kế chung cư phong cách Indochine
Hầu hết những căn hộ chung cư đều sở hữu kiến trúc sẵn có. Thế nhưng, đối với những gia chủ có tâm hồn hoài cổ thì không thể bỏ qua phong cách Indochine này.
Căn hộ phong cách Indochine mang đến chốn nghỉ bình yên, khác biệt hoàn toàn với không khí bên ngoài.
Hầu hết nội thất đều được làm từ gỗ, thân thiện và ấm cúng. Các mảng tường được sơn vàng nhằm tạo điểm nhấn vừa nổi bật nhưng cũng đầy hoài cổ.
Phòng khách và gian bếp được ngăn cách với nhau bằng một hành lang nhỏ. KTS đã lựa chọn kết hợp 2 màu sắc xanh và vàng tạo nên độ tương phản tuyệt đối cho thị giác.
Sàn gạch mặt đá terrazzo kết hợp cùng loại gạch bông họa tiết kỷ hà.
Phong cách thiết kế Indochine đã và đang chứng minh được tính ứng dụng cao của nó trong trang trí nội thất. Một khi nắm rõ được các nguyên tắc về màu sắc và chất liệu, ta hoàn toàn có thể trang hoàn nên một không gian đậm chất Đông Dương. Nếu quý khách có mơ ước được sở hữu một không gian sống vừa mộc mạc, ấm cúng nhưng vẫn lãng mạn và tinh tế, hãy liên hệ ngay đến nhà thầu thi công nội thất trọn gói ATZ LUXURY theo số 0915 178 09.
Tìm hiểu thêm
Biên tập: Nguyễn Thu ( thietkenoithatatz.com)