Phong cách nội thất Japandi là gì? Bí quyết thiết kế đơn giản tinh tế

phong cách japandi

Bạn đã bao giờ bước vào một không gian và cảm thấy ngay lập tức được xoa dịu? Một nơi thoáng đãng, đơn giản nhưng lại ấm áp đến lạ. Đồ đạc có đường nét thẳng, vật liệu mộc mạc, có thể là chiếc bàn gỗ đặt một bình gốm hay thủy tinh cắm cành cây xanh, mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp nhưng lại mang đến cảm giác yên bình, không hề ngột ngạt. Đó chính là phong cách Japandi.

Japandi là một phong cách thiết kế nội thất kết hợp thẩm mỹ đỉnh cao của hai nền văn hóa tưởng chừng rất khác biệt: phong cách Nhật Bản (Japanese) và phong cách Bắc Âu (Scandinavian). Cái tên “Japandi” chính là sự ghép nối của “Japanese” và “Scandinavian”. Sự giao thoa tự nhiên này đã tạo nên một phong cách độc đáo, ấm áp và thoải mái, hướng tới sự cân bằng và điềm tĩnh.

Trong bài viết này, hãy cùng ATZ LUXURY tìm hiểu chi tiết về phong cách Japandi nhé!

Nguồn gốc và sự ra đời của phong cách Japandi

Vậy tại sao hai nền văn hóa cách xa về địa lý như Nhật Bản và Bắc Âu lại có thể hòa quyện tạo nên một phong cách thiết kế? Câu chuyện bắt nguồn từ lịch sử. Sau khoảng 200 năm bế quan tỏa cảng, Nhật Bản đã mở cửa và đón nhận những luồng văn hóa mới từ bên ngoài vào năm 1853.

Sự kiện này đã đánh dấu mốc quan trọng, thúc đẩy giao thương và hội nhập. Các nhà thiết kế Bắc Âu, đặc biệt là từ Đan Mạch, đã bị ảnh hưởng và thu hút mạnh mẽ bởi nét thẩm mỹ phương Đông đầy bí ẩn và tinh tế của Nhật Bản. Sự ảnh hưởng này đã kéo dài hơn 150 năm.

Japandi được phát triển bởi chính các nhà thiết kế Bắc Âu. Nó là kết quả của việc phong cách Scandinavian du nhập vào Nhật Bản và hòa trộn với những triết lý sống đặc trưng của người Nhật. Đây là sự vay mượn hình thức, là sự kết nối sâu sắc ở tầng triết lý và quan niệm sống.

Những nền tảng triết lý trong phong cách japandi

Sức hút và sự bền vững của Japandi nằm ở sự chứa đựng những triết lý sống sâu sắc từ cả hai nguồn cảm hứng.

Từ Nhật Bản, Japandi kế thừa:

  • Wabi-sabi: Triết lý tìm kiếm vẻ đẹp và sự hoàn hảo trong những điều không hoàn hảo, trân trọng vẻ đẹp của sự lão hóa tự nhiên và những khuyết điểm. Điều này thể hiện qua việc sử dụng vật liệu tự nhiên có vết nứt hay đồ gốm không đối xứng.
  • Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism): Lối sống đề cao sự đơn giản, loại bỏ những đồ vật không cần thiết, tập trung vào công năng và sự tinh gọn.
  • Thiền (Zen): Đem sự tĩnh tại và chiêm nghiệm vào cuộc sống hàng ngày.

Từ Bắc Âu, Japandi chịu ảnh hưởng của các quan niệm sống:

  • Hygge (Đan Mạch): Tìm kiếm sự ấm cúng, thoải mái và niềm vui trong những điều nhỏ nhặt của cuộc sống.
  • Lagom (Thụy Điển): Lối sống “vừa đủ”, cảm thấy thư giãn và trân trọng mọi điều đến với mình.
  • Sisu (Phần Lan): Tinh thần vượt qua tất cả.

Điểm chung cốt lõi của hai phong cách này chính là cùng hướng đến một lối sống chữa lành. Cả hai đều đề cao sự đơn giản, tập trung vào công năng, tôn trọng vật liệu tự nhiên, và kết nối với thiên nhiên. Việc khan hiếm nguyên liệu (ở Bắc Âu) và văn hóa trân trọng tài nguyên (cả hai) đã dẫn đến cách tiếp cận thiết kế đơn giản và bền vững.

Phong cách Japandi là gì
(Nội thất tối giản là điểm đặc trưng nổi bật trong phong cách Japandi) (KTS Duy Hoàng)

“Phong cách Japandi là sự kết hợp tự nhiên của hai nền văn hóa đề cao chủ nghĩa tối giản và sự yên tĩnh. Nó tôn vinh vẻ đẹp không hoàn hảo, tập trung vào sự đơn giản, tính bền vững, chất liệu tự nhiên và có cả sự khéo léo của những người thợ thủ công.”

thiết kế nội thất tinh tế theo phong cách Japandi
(Japandi kết hợp hài hòa giữa hai phong cách Japan với Scandinavian) (KTS Dat Design)

Đặc điểm nổi bật của phong cách nội thất Japandi

Để nhận diện và áp dụng phong cách nội thất Japandi, chúng ta cần nắm rõ những đặc điểm phong cách Japandi cốt lõi làm nên bản sắc riêng của nó. Đây là sự tổng hòa khéo léo giữa nét tối giản của Nhật Bản và sự ấm áp của Bắc Âu.

Sự tối giản tinh tế

Japandi lấy chủ nghĩa tối giản làm tôn chỉ, nhưng không phải là sự trống trải cực đoan như Minimalist. Thay vào đó, nó là sự gọn gàng, ngăn nắp và có trật tự. Nguyên tắc “less is more” được đề cao, thể hiện qua việc chỉ giữ lại những món đồ nội thất và trang trí thực sự cần thiết. Mỗi vật dụng đều có mục đích rõ ràng, phục vụ cả công năng và thẩm mỹ. Không gian nội thất được giữ ở mức tối thiểu để tạo sự cởi mở và thoáng đãng. Thay vì đồ thời thượng, Japandi ưu tiên đồ nội thất đơn giản với kiểu dáng vượt thời gian.

Phong cách nội thất Japandi
(Không gian tối giản, tinh tế) (KTS Quang Huynh)

Chất liệu tự nhiên và thủ công

Vật liệu tự nhiên là yếu tố cốt lõi trong thiết kế Japandi. Chúng giúp tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với thiên nhiên. Các vật liệu phổ biến bao gồm gỗ (sồi, gỗ tối màu, gỗ sáng màu tùy theo ảnh hưởng nhiều hơn từ Nhật hay Bắc Âu), tre, đá, mây đan, vải lanh, gốm sứ, đất nung. Những vật liệu này thường được giữ nguyên bản hoặc xử lý tối thiểu để tôn vinh vẻ đẹp dung dị, chân thật.

Phong cách Japandi cũng rất coi trọng sự khéo léo của những người thợ thủ công. Đồ thủ công mang một vẻ đẹp độc đáo, không đồng đều như sản phẩm công nghiệp. Mỗi món đồ là minh chứng cho kỹ năng bậc thầy của nghệ nhân và cam kết với môi trường.

Vật liệu tự nhiên, tái sử dụng và đồ thủ công cũng thể hiện tính bền vững. Cảm giác khi chạm vào thớ gỗ, ngửi hương gỗ, cảm nhận độ mịn của bề mặt tạo nên trải nghiệm giác quan phong phú. Hạn chế sử dụng vật liệu bóng bẩy như kim loại sáng bóng hay sơn bóng. Ưu tiên vật liệu mang tính địa phương.

Phong cách thiết kế nội thất Japandi
Mẫu phòng khách tinh tế theo phong cách Japandi (KTS Minh Duc Tran)
Phong cách Japandi tinh tế
(Mẫu thiết kế nội thất biệt thự phong cách Japandi sử dụng gam màu trắng, xám và be) (KTS Trí Hiền Nguyễn)

Bảng màu trung tính, ấm áp và điểm nhấn trầm

Trong khi Scandinavian thường sử dụng màu đơn sắc mềm mại với tông gỗ nhạt và các màu lạnh như xanh nhạt, xanh lam, thiết kế Nhật Bản lại nhấn mạnh vào màu đất ấm áp và gỗ sẫm màu. Japandi kết hợp hài hòa hai bảng màu này.

Các tông màu chính thường là trắng, nâu, be và xám nhạt, tạo ra một nền tảng yên bình và tĩnh lặng. Sự tương phản là điều cần thiết, với những điểm nhấn đậm hơn từ tông màu đất tối hoặc màu than để tạo chiều sâu. Màu đen được sử dụng như một điểm nhấn mạnh mẽ, gợi liên tưởng đến tranh thủy mặc Nhật Bản.

Một không gian Japandi thường chỉ sử dụng tối đa ba hoặc bốn gam màu chính. Bảng màu này mang đến cảm giác bình lặng, trưởng thành, tránh xa các màu pastel ngọt ngào hay màu nhí nhảnh như hồng hay cam.

Phong cách thiết kế Japandi
(Khôn gian phong cách thiết kế Japandi ấm cúng và dễ chịu) (KTS Nguyen Xuan Hieu)

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Japandi, tạo không gian thoải mái và bầu không khí yên bình. Các phòng được thiết kế để đón nhiều ánh sáng ban ngày nhất có thể.

Cửa chính với kính trượt và cửa sổ lớn được sử dụng rộng rãi. Các phương pháp xử lý ánh sáng được giữ ở mức tối thiểu, với các lựa chọn vải mỏng như vải lanh hoặc rèm cuốn để duy trì sự riêng tư nhưng vẫn cho ánh sáng tự nhiên lưu thông.

Ánh sáng tự nhiên giúp không gian trông rộng rãi hơn. Đèn lồng giấy, đèn gỗ, đèn mây tre đan thường là điểm nhấn chiếu sáng vào buổi tối.

mẫu thiết kế nội thất Japandi
(Mẫu nội thất japandi đề cao công năng và sự thoải mái) (KTS Huyền Nguyễn)

Cây xanh

Thiên nhiên là yếu tố trung tâm trong cả văn hóa Nhật Bản và Scandinavian. Cây xanh trong nhà tăng thêm sức sống tự nhiên cho không gian.

Tuy nhiên, thiết kế Japandi không lạm dụng cây xanh. Chỉ một vài loại cây có tính thẩm mỹ cao, ít cần chăm sóc và có tán lá thưa, cành mảnh sẽ dễ dàng hòa nhập và làm nổi bật vẻ thanh nhã của phong cách.

Cây xanh còn là một cách để kết nối bên trong và bên ngoài, mang lại cảm giác chữa lành và thư giãn. Các loại cây bonsai nhỏ hay nghệ thuật cắm cây cảnh Ikebana cũng rất phù hợp.

Phong cách thiết kế nội thất Japandi
(Phong cách japandi trong thiết kế nội thất chung cư) (KTS Tuan Lee)

Nghệ thuật của sự không hoàn hảo

Trong khi nhiều phong cách thiết kế khác tôn vinh sự hoàn hảo và đồng nhất, Japandi lại theo đuổi vẻ đẹp của sự không hoàn hảo. Triết lý Wabi-sabi của Nhật Bản được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các vật liệu tự nhiên có khiếm khuyết, những vật dụng có thể có vết nứt, đường vân không đồng đều hoặc hình dạng không hoàn hảo như một chiếc bình gốm thủ công. Thay vì che giấu, những “khuyết điểm” này lại được trân trọng, tạo ra sự hài hòa, tôn vinh vẻ đẹp của sự lão hóa tự nhiên và làm nổi bật tính chân thực, độc đáo của từng món đồ. Điều này mang đến một cảm giác gần gũi, nhân văn, như chính cuộc sống vốn không hoàn hảo vậy.

Đồ nội thất cân bằng công năng và thẩm mỹ

Đồ nội thất trong phong cách Japandi là sự kết hợp tinh tế giữa tính công năng cao của Scandinavian và sự đơn giản, thanh mảnh của Nhật Bản. Thay vì đồ cồng kềnh hay hợp thời vụ, Japandi ưu tiên những món đồ đơn giản với kiểu dáng vượt thời gian.

Đặc trưng dễ nhận thấy là đồ nội thất có chiều cao thấp, phản ánh lối sống ngồi sàn của người Nhật, đồng thời tạo cảm giác không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn. Đường nét nội thất thường là đường thẳng sạch sẽ kết hợp với những đường cong hữu cơ, lồi lõm tự nhiên, không quá trau chuốt hay sắc nét. Điều này tạo nên sự cân bằng giữa vẻ lịch lãm, trau chuốt của Bắc Âu và sự bình dị, chân thật của Nhật Bản.

Chi tiết trang trí đậm nét văn hóa

Japandi không lạm dụng đồ trang trí, nhưng những món đồ được chọn lọc lại mang ý nghĩa sâu sắc, thường đậm nét văn hóa Nhật Bản và đề cao đồ thủ công. Bạn sẽ thường thấy:

  • Đèn lồng giấy xếp nếp: Gợi nhớ nghệ thuật Origami truyền thống.
  • Đồ gốm, đất nung thô mộc: Thể hiện tinh thần Wabi-sabi và kỹ năng thủ công.
  • Bình hoa cắm cành cây đơn sơ: Phản ánh nghệ thuật cắm hoa Ikebana tinh tế và sự trân trọng thiên nhiên.
  • Đồ dùng từ tre, mây đan: Vật liệu tự nhiên mang đậm nét Á Đông và tính bền vững.
  • Tranh màu tối giản: Thường lấy cảm hứng từ tranh thủy mặc Nhật Bản.

Những món đồ trang trí này mang dấu ấn cá nhân và kết nối không gian với chiều sâu văn hóa.

Không gian chữa lành và bình yên

Điều làm nên sức hút lớn nhất của Japandi chính là bầu không khí mà nó tạo ra. Bước vào một không gian Japandi, bạn sẽ cảm nhận được sự thoáng đãng, gọn gàng nhưng không hề trống trải. Sự kết hợp của ánh sáng tự nhiên, vật liệu thô mộc và bảng màu dịu nhẹ mang lại cảm giác yên bình, tĩnh lặng, ấm áp và thoải mái.

Phong cách này hướng tới một lối sống chữa lành, giúp bạn tìm thấy sự cân bằng, thư giãn, chiêm nghiệm và kết nối lại với những giá trị cốt lõi. Nó tạo ra một môi trường sạch sẽ, lành mạnh, là nơi bạn có thể thực sự nghỉ ngơi sau nhịp sống hối hả.

Phân biệt phong cách Japandi với phong cách Nhật Bản và Scandinavian

Mặc dù là sự pha trộn giữa hai phong cách này, Japandi vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt để phân biệt. Nắm rõ điểm khác nhau sẽ giúp bạn áp dụng phong cách Japandi một cách chính xác và tinh tế hơn.

So với Scandinavian: Japandi có cảm giác ấm áp và gần gũi hơn. Trong khi Scandinavian thường dùng tông màu lạnh, trắng và gỗ nhạt, Japandi thêm vào các tông màu đất ấm áp và gỗ sẫm màu hơn. Japandi cũng mạnh mẽ hơn với những điểm nhấn màu đen và sử dụng vật liệu thô mộc, ít “trau chuốt” hơn.

So với Minimalism: Japandi không quá trống trải. Mặc dù đề cao sự tối giản và gọn gàng, Japandi vẫn cho phép sử dụng một số đồ trang trí được chọn lọc kỹ càng để thể hiện cá tính. Minimalism thuần túy thường loại bỏ gần như mọi thứ không có công năng, trong khi Japandi tìm kiếm sự cân bằng giữa chức năng và thẩm mỹ, mang đến cảm giác ấm cúng và có hồn hơn.

“Japandi là một sự cải tiến hơn so với phong cách Minimalist và nó cũng là một cái gì đó ấm áp hơn phong cách Scandi.”

japandi interior design
(Phòng ăn và phòng bếp được ngăn cách bởi vách tường lửng đem lại không gian tiện nghi và thoải mái)
thiết kế nội thất japandi là gì
(Đồ nội thất được sử dụng hoàn toàn bằng chất liệu tự nhiên giúp tinh thần thêm thư thái, an lành) (KTS Huyền Nguyễn)
phong cách thiết kế japandi là gì
(Phòng ngủ phong cách nội thất Japandi có thiết kế ấn tượng, sang trọng và ấm áp) (KTS Duy Hoàng)
phong cách japandi là gì
(Ánh sáng tự nhiên qua hệ thống cửa sổ kết hợp rèm cửa bằng nan độc đáo) (KTS Trieu Nhung)

Ứng dụng phong cách Japandi cho từng không gian sống

Ứng dụng Japandi vào không gian sống đòi hỏi sự linh hoạt tùy theo chức năng của từng phòng. Tuy nhiên, các nguyên tắc cốt lõi vẫn được giữ vững. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn áp dụng phong cách này cho từng khu vực trong ngôi nhà của mình.

Phòng khách

các phong cách thiết kế nội thất japandi
(Phòng khách phong cách Japandi sử dụng gam màu be chủ đạo, tạo không gian ấm áp và thanh lịch) (KTS Huyền Nguyễn)
thiết kế nội thất phong cách japandi
(Phòng khách và phòng trà được ngăn cách bởi vách ngăn bằng nan gỗ caro độc đáo)
phong cách japandi trong nội thất
(Phòng khách Japandi kết hợp tiểu cảnh đặt tại trung tâm giúp không gian trở nên cuốn hút, mới lạ) (KTS Minh Đỗ)
phong cách japandi trong thiết kế nội thất
(Tối giản hóa các món đồ trang trí giúp không gian gọn gàng, rộng rãi hơn) (KTS Phạm Thị Ngọc Quỳnh)

Phòng ngủ

phong cách thiết kế nội thất japandi
(Tone màu xám kết hợp nâu gỗ giúp không gian phòng ngủ thêm rộng rãi, thoáng đãng hơn) (KTS Phạm Thị Ngọc Quỳnh)
phong cách nội thất japandi là gì
(Những tấm gương với nhiều kiểu dáng thiết kế đa dạng, khác nhau tạo điểm nhấn cho không gian phòng ngủ) (KTS Lng Bat)
thiết kế nội thất theo phong cách japandi
(Ánh sáng tự nhiên cũng góp phần đem lại không khí thoải mái, dễ chịu cho phòng ngủ) (KTS Nguyễn Hiếu)
Japandi apartment
(Thiết kế phòng ngủ phong cách Japandi với kiểu dáng đối xứng, hài hòa) (KTS Huyền Nguyễn)

Phòng bếp và phòng ăn

Japandi House
(Phòng bếp phong cách Japandi với thiết kế tinh giản, gọn gàng nhưng đầy đủ tiện nghi) (KTS Huyền Nguyễn)
japandi design
(Đèn thả trần với kiểu dáng độc đáo tạo điểm nhấn cho không gian phòng bếp)
japandi style phong cách japandi
(Thiết kế nội thất phong cách Japandi kết hợp phòng ăn và phòng bếp đem lại sự tiện nghi cho các thành viên trong gia đình) (KTS Phạm Thị Ngọc Quỳnh)
japandi style
(Phòng bếp phong cách japandi với tone màu đặc trưng cùng kiểu dáng thiết kế khác biệt, độc đáo ) (KTS Song Trà Nguyễn)

Phòng tắm

japandi interior design
(Gạch ốp tường màu be trên nền tường trắng giúp không gian thêm sạch sẽ, gọn gàng) (KTS Duy Hoàng)
JAPANDI | SUITE ROOM
(Gương thông minh là món đồ không thể thiếu trong không gian phòng tắm Japandi) (KTS Tien Van)
Bathroom Japandi
(Những tấm gạch ốp màu xám giúp không gian thêm sang trọng, lịch thiệp) (KTS juy ddk)
bathroom style japandi
(Vẻ đẹp mộc mạc, mờ ảo nhưng vô cùng sang trọng, quyến rũ được gột tả trong không gian phòng tắm Japandi) (KTS Lê Kiên)

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi một hành trình khá dài để hiểu rõ phong cách nội thất Japandi là gì và những yếu tố làm nên sức hút đặc biệt của nó. Từ sự kết hợp độc đáo giữa nét tối giản thanh tịnh của Nhật Bản và sự ấm cúng, thực tế của Bắc Âu, Japandi đã tạo ra một không gian sống bình yên, cân bằng và kết nối sâu sắc với thiên nhiên.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phong cách thiết kế nội thất vừa hiện đại, tinh tế, lại vừa ấm áp, gần gũi và đề cao giá trị bền vững, thì Japandi chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc. Hãy bắt đầu từ việc đơn giản hóa không gian, lựa chọn những món đồ chất lượng, và mang thiên nhiên cùng ánh sáng vào nhà.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và truyền cảm hứng để bắt tay vào kiến tạo không gian sống Japandi trong mơ của mình!

Xem thêm:

10+ Thiết kế căn hộ phong cách Japandi đẹp, tinh tế

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế nội thất theo phong cách Japandi, thì hãy liên hệ ngay với ATZ LUXURY để được hỗ trợ kịp thời nhé.

5/5 - (1 bình chọn)