Phong Cách Nội Thất Tân Cổ Điển: Thiết Kế Đẳng Cấp Vượt Thời Gian

phong cách thiết kế tân cổ điển

Nếu bạn đang tìm kiếm một phong cách thiết kế nội thất vừa thể hiện được sự sang trọng, đẳng cấp, lại vừa mang cảm giác tinh tế, không quá rườm rà hay nặng nề, thì chắc chắn phong cách tân cổ điển chính là thứ bạn cần tìm hiểu sâu hơn. Được yêu thích rộng rãi tại Việt Nam, tân cổ điển hay còn gọi là Neo classic, mang trong mình một sức hút khó cưỡng.

Nhưng bạn có biết, đằng sau cái tên “tân cổ điển”, có một sự thật thú vị mà nhiều người vẫn lầm tưởng? Hãy cùng ATZ LUXURY khám phá vẻ đẹp và những bí mật của phong cách nội thất “timeless” này nhé!

Phong cách tân cổ điển là gì?

Nghe cái tên tân cổ điển, nhiều người thường nghĩ đơn giản đó là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Tuy nhiên, phong cách tân cổ điển là một phong trào nghệ thuật, một bước phát triển độc lập, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ 18.

Nó xuất hiện như một làn gió mới, một phong trào cách tân mạnh mẽ để đi ngược lại những thiết kế phù phiếm, xa hoa, được cho là quá lố và nông cạn của phong cách RococoBaroque ở giai đoạn trước. Tân cổ điển kế thừa những nét đẹp tinh tế nhất từ các phong cách đi trước, nhưng được tiết chế, trang nhã và bớt khoa trương hơn. Nó không giới hạn trong kiến trúc hay nội thất mà ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như văn học, âm nhạc.

Có thể nói, tân cổ điển là một phong cách “dài hơi” trong lịch sử, tồn tại bền bỉ từ thế kỷ 18, qua thế kỷ 19, 20 và được yêu thích cho đến tận ngày nay.

Nguồn gốc lịch sử hình thành phong cách tân cổ điển

Sự ra đời của tân cổ điển bắt nguồn từ niềm cảm hứng bất tận từ nền văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đặc biệt, những khám phá tại các thành phố La Mã cổ đại như Herculaneum và Pompeii vào cuối những năm 1740 đã thúc đẩy sự quan tâm này, đưa các họa tiết và ý tưởng “nội thất La Mã đích thực” đến với đông đảo công chúng vào những năm 1760.

Thay vì dựa vào kiến trúc “bên ngoài” như đền đài, vương cung thánh đường để trang trí nội thất như thời Baroque, tân cổ điển tìm cách tái tạo một không gian sống sử dụng các họa tiết phẳng hơn, nhẹ nhàng hơn, thường là phù điêu thấp hoặc tranh vẽ đơn sắc, huy chương, bình cổ, vòng nguyệt quế, ruy băng… treo trên nền tường màu nhạt hoặc “Pompeiian đỏ”.

Tân cổ điển bắt đầu ở Ý vào khoảng những năm 1740, sau đó nhanh chóng phổ biến khắp châu Âu, đặc biệt là Anh, Pháp, Đức vào khoảng năm 1760 và dần trở thành nét đẹp đặc trưng đại diện cho châu Âu thời kỳ đó. Tại Mỹ, phong cách này cũng được áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong kiến trúc công cộng tại Washington D.C. và Virginia, lấy cảm hứng từ lý tưởng chính trị, thẩm mỹ và trí tuệ của Rome cổ đại để xây dựng bản sắc cho quốc gia non trẻ.

kiến trúc tân cổ điển
Đặc trưng của kiến trúc tân cổ điển đó là nhấn mạnh vào những bức tường, thức cột

Đặc điểm nổi bật phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển

Để nhận diện và ứng dụng phong cách Tân cổ điển một cách chính xác, chúng ta cần nắm vững những yếu tố cốt lõi của nó. Dù có nhiều biến hóa và thay đổi theo thời gian, những yếu tố đặc trưng, nguyên bản vẫn được giữ lại.

Tỉ lệ đối xứng và tỉ lệ vàng

Đây là một trong những nguyên tắc trang trí chính và đặc trưng không thể thiếu của phong cách Tân cổ điển. Tính đối xứng làm nên vẻ vững vàng, chắc chắn và bề thế cho mọi công trình. Trong nội thất, việc phân chia không gian theo từng mảng, ô tuân theo quy tắc “tỷ lệ vàng” là điều kiện tiên quyết. Tỷ lệ này giúp không gian được sắp xếp một cách tinh tế, hài hòa, mang tính nghệ thuật cao. Mặc dù không quá khắt khe như phong cách cổ điển nguyên bản, nội thất Tân cổ điển vẫn cần có sự cân bằng nhất định để tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ, thuận mắt.

Phao chỉ (Moulding) và phù điêu (Friezes)

Phao chỉ và phù điêu là những chi tiết trang trí quan trọng, nhưng trong phong cách Tân cổ điển, chúng có xu hướng được tinh giản và tiết chế hơn so với Baroque hoặc Rococo. Thay vì những đường nét chạm trổ cầu kỳ, bản rộng và thường được dát vàng, phao chỉ trong Neoclassic thường là những đường line thẳng kết hợp với họa tiết hoa lá cây hoặc hình viên châu ngọc trang trí điểm xuyến. Màu sắc của phao chỉ thường là màu trung tính, cùng tông hoặc gần tông với màu tường.

Phù điêu vẫn xuất hiện, lấy hình tượng từ thần thoại Hy Lạp, thiên thần, hoặc đặc biệt là hoa lá. Tuy nhiên, phù điêu Tân cổ điển nhẹ nhàng và tinh tế hơn, thường không có chạm khắc cầu kỳ hay dát vàng. Chúng xuất hiện cùng với phao chỉ, tạo nên vẻ mềm mại, uyển chuyển, giống như một bức tranh vẽ trên tường, trên đỉnh cột hoặc trang trí điểm trên trần nhà. Các họa tiết trang trí phổ biến lấy cảm hứng từ thời Louis XIV và thiên nhiên, như lá A-căng, vòng nguyệt quế, ngọn đuốc, dải ruy băng, đường diềm lặp đi lặp lại, huy chương, bình cổ.

nội thất tân cổ điển
Phong cách kiến trúc tân cổ điển đặc trưng với các thức cột hoạt tinh tế

Màu sắc thanh lịch

Màu sắc chủ đạo trong phong cách Tân cổ điển thường là những gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng, tạo cảm giác êm dịu và trang nhã. Các màu phổ biến có thể kể đến như trắng, xám nhạt, xanh sáng, hồng, vàng. Những màu sắc này kết hợp với nhau một cách hài hòa, nhã nhặn, tránh sự quá lố và lòe loẹt.

Bên cạnh đó, các gam màu đậm hơn thường được sử dụng để tạo điểm nhấn, chẳng hạn như màu của gỗ, kim loại (bạc, vàng, đồng). Các màu tối như xám, đen, đỏ booc-đô, rêu cũng được sử dụng, đôi khi được coi là màu của vua chúa quý tộc thời xưa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những gam màu đậm này thường chỉ để tạo điểm nhấn chứ không chiếm phần lớn không gian.

Trong phong cách Tân cổ điển hiện đại, bảng màu có thể đa dạng hơn, không còn bó buộc bởi những màu trung tính. Có thể nhấn nhá bằng các tông màu pastel lấy từ hồng hoặc xanh ngọc, xanh dương, hoặc táo bạo hơn với xanh navy, cam đậm để tạo điểm nhấn sau bàn làm việc hay sofa. Tuy nhiên, dù có biến tấu thế nào, màu sắc chủ đạo vẫn nên giữ sự trung tính, nhẹ nhàng.

Chất liệu cao cấp

Chất liệu là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự sang trọng, tinh tế cho không gian Tân cổ điển. Những vật liệu được ưa chuộng thường thể hiện được sự quý phái và được chế tác khéo léo.

  • Gỗ tự nhiên: Mang đến sự ấm cúng và đẳng cấp.
  • Đá cẩm thạch (Marble): Thường được sử dụng cho sàn nhà hoặc các mảng tường lớn, thể hiện sự sang trọng và bền vững.
  • Kim loại vàng, đồng: Dùng cho các chi tiết trang trí, đèn chùm, hoặc khung gương, tạo điểm nhấn lấp lánh và quý phái.
  • Các loại vải cao cấp: Như nhung, satin, lụa, được sử dụng cho rèm cửa, thảm, bọc ghế sofa, mang lại cảm giác mềm mại, ấm cúng và sang trọng.

Sàn nhà trong phong cách Tân cổ điển thường sử dụng các vật liệu cứng như gỗ hoặc đá.

Đồ nội thất tinh tế

Đồ nội thất trong phong cách Tân cổ điển kế thừa những nét cầu kỳ từ cổ điển nhưng được lược bỏ bớt chi tiết rườm rà, có sự giản đơn trong hoa văn, họa tiết và thường tập trung vào những đường cong mềm mại, thanh thoát hơn. Chúng không quá nặng nề và có thể phù hợp cả với những căn hộ diện tích khiêm tốn.

Thiết kế nội thất Tân cổ điển thường nằm trong thời kỳ lịch sử liên quan đến vua Louis XVI của Pháp. Đặc trưng là những đường cong bao quanh sản phẩm rất mềm mại, tinh tế, với yếu tố chạm trổ chỉ mang tính trang trí điểm nhấn. Chân bàn, chân ghế sofa thường có kiểu dáng đặc trưng gọi là chân dạng Lossless, lấy cảm hứng từ cột trụ Hy Lạp cổ.

Màu sắc của đồ nội thất thường tuân theo tông màu trung tính tổng thể của phong cách, phổ biến nhất là màu kem hoặc màu be. Chất liệu sử dụng là gỗ tự nhiên kết hợp với các vật liệu mềm mại như nhung, vải lanh, da. Quan trọng là nên thống nhất chỉ sử dụng 1-2 vật liệu chính để tổng thể không gian được hài hòa.

Một số đồ nội thất theo phong cách cổ điển nguyên bản từ thời Rococo hay Baroque vẫn có thể được sử dụng trong không gian Tân cổ điển như một cách lưu giữ quá khứ, nhưng cần đảm bảo màu sắc hòa hợp với tổng thể chung.

thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển đẹp
Đồ nội thất tinh tế trong phong cách tân cổ điển

Các yếu tố trang trí đặc trưng

Ngoài đồ nội thất chính, các yếu tố trang trí (decor) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện không gian Tân cổ điển.

  • Rèm cửa: Gần như là điều bắt buộc trong các không gian có trần nhà cao và cửa sổ lớn. Rèm cửa giúp tăng thêm sự ấm áp và tăng tính đối xứng cho nội thất.
  • Gương lớn: Là một nét đặc trưng không thể thiếu. Gương trang trí, tạo điểm nhấn bằng khung nhiều họa tiết, giúp không gian sáng sủa hơn và tăng tính đối xứng.
  • Thảm: Cũng là yếu tố không thể thiếu, đặc biệt ở phòng khách hay dưới giường ngủ. Thảm mang tới sự ấm cúng, tăng tính thẩm mỹ trang nhã và giúp hấp thụ tiếng vang trong các không gian sàn cứng. Thảm phong cách Maroc cũng có thể là một điểm nhấn bắt mắt.
  • Đèn chùm: Một biểu tượng của sự sang trọng trong Tân cổ điển, đặc biệt là đèn chùm pha lê được chế tác kỳ công. Đèn chùm tạo điểm thu hút ngay khi bước vào không gian. Các mẫu đèn chùm phổ biến hiện nay là kiểu Adam, với chân đèn cong mềm mại và chuỗi pha lê dài. Cần lưu ý vị trí đặt đèn chùm, tránh treo ngay trên đầu giường vì có thể tạo cảm giác bí bách và bất an. Ngoài đèn chùm, các loại đèn khác như đèn treo tường, đèn bàn console, đèn chân nến trên bàn ăn cũng được sử dụng để tăng thêm sự thanh lịch.
  • Tác phẩm nghệ thuật: Không gian Tân cổ điển thường sử dụng các tác phẩm nghệ thuật có thiết kế vượt thời gian, được sắp đặt kỹ lưỡng, có chọn lọc thay vì số lượng.
tìm hiểu phong cách nội thất tân cổ điển là gì
Các yếu tố trang trí đặc trưng trong thiết kế phong cách tân cổ điển

Vì sao phong cách tân cổ điển lại được yêu thích tại Việt Nam?

Sự phổ biến của tân cổ điển tại Việt Nam không phải là ngẫu nhiên. Có lẽ, sự yêu thích này phần nào đến từ sự ám ảnh nhất định của người châu Á, trong đó có người Việt, đối với các công trình kiến trúc nội thất cổ điển châu Âu như lâu đài, cung điện.

Tân cổ điển mang tới sự sang trọng và lịch lãm, gợi nhớ hào quang rực rỡ của phong cách cổ điển châu Âu với lịch sử lâu đời. Vẻ lộng lẫy, phù phiếm, mới lạ từ phương Tây này rất khác biệt so với kiến trúc gắn liền với sự bình dị, ôn hòa, nhã nhặn tại phương Đông mà chúng ta đã quá quen thuộc.

Quan trọng hơn, tân cổ điển là sự cân bằng hoàn hảo. Nó đủ sang trọng, quý phái để thể hiện đẳng cấp, nhưng lại không quá cầu kỳ, lố lăng hay diêm dúa như một số phong cách cổ điển khác. Tinh thần chủ đạo là sự tinh giản và tiết chế, chỉ ưu tiên những yếu tố thực sự giá trị. Điều này rất phù hợp với nhu cầu về một không gian sống tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp vượt thời gian tại Việt Nam. Phong cách này hoàn toàn có thể ứng dụng cho cả nhà phố, biệt thự hay những căn hộ chung cư có diện tích khiêm tốn.

Phân biệt phong cách thiết kế tân cổ điển với phong cách cổ điển

Mặc dù tân cổ điển kế thừa nhiều nét từ phong cách cổ điển, nhưng sự khác biệt là rõ rệt.

Đặc điểmPhong cách tân cổ điểnPhong cách cổ điển
Chi TiếtLược bỏ chi tiết rườm rà của cổ điển, giản đơn hơn trong hoa văn, họa tiết.Tỉ mỉ, tinh xảo, cầu kỳ trong từng đường nét.
Đường Nét/Hoa VănĐường nét thanh thoát, hoa văn giản dị, tập trung vào đường cong mềm mại.Nhiều đường nét dây leo, màu sắc sặc sỡ, cầu kỳ.
Màu SắcMàu sắc tươi sáng, trung tính (trắng, kem, xám nhạt…), nhã nhặn.Nhã nhặn, đa số là màu trầm.
Vật LiệuĐa dạng hơn với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, sử dụng gỗ, đá cẩm thạch, kim loại, vải cao cấp.Gỗ, sắt là các chất liệu đặc trưng.
Tổng ThểNhẹ nhàng, tinh tế, trang nhã, không quá nặng nề hay lố lăng.Nặng nề, thể hiện rõ sự tinh xảo của người nghệ nhân.

Cả hai phong cách đều lấy cảm hứng từ lâu đài, cung điện và chú trọng chọn lựa kỹ lưỡng đồ nội thất để đồng bộ phong cách. Nhưng tân cổ điển là sự “đơn giản hóa” những nét cầu kỳ của cổ điển để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại.

thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển
Thiết kế phòng khách chung cư ưu tiên nét đẹp hiện đại hơn cổ điển
 thiết kế nội thất tân cổ điển gồm những gì
Ý tưởng thiết kế phòng khách tân cổ điển liền kề bếp ăn tiện lợi và sang trọng
thi công và thiết kế nội thất tân cổ điển châu Âu
Ý tưởng thiết kế bếp ăn chung cư theo phong cách tân cổ điển với gam màu trắng làm chủ đạo
thiết kế nội thất tân cổ điển
Phòng ngủ phong cách nội thất tân cổ điển Pháp sang trọng, ấm áp
Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển sang trọng
Mẫu thiết kế phòng ngủ tân cổ điển cho căn hộ chung cư có diện tích hạn hẹp, khiêm tốn
thiết kế theo phong cách nội thất tân cổ điển
Phòng ngủ căn hộ phong cách tân cổ điển
các mẫu nội thất tân cổ điển đẹp
Thiết kế chung cư theo phong cách tân cổ điển hiện đại phù hợp ngày càng phù hợp với thị hiếu của của khách hàng

Phong cách thiết kế tân cổ điển hiện đại, biến tấu để không lỗi thời

Phong cách tân cổ điển đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và khó tránh khỏi việc thay đổi, biến tấu để phù hợp với từng thời đại. Ngày nay, tân cổ điển được cách tân và thường kết hợp với nhiều phong cách khác nhau.

Tân cổ điển hiện đại vẫn giữ lại những yếu tố đặc trưng nguyên bản về bố cục đối xứng, các yếu tố trang trí hình học (đặc biệt là đường thẳng), chi tiết kiến trúc cổ điển, trần nhà cao, cửa sổ lớn, sử dụng tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian và sắp đặt kỹ lưỡng.

Sự khác biệt chính nằm ở việc sử dụng đồ nội thất với kiểu dáng và vật liệu hiện đại, tối giản hơn. Màu sắc cũng linh hoạt hơn, cho phép sử dụng tông màu pastel (hồng, xanh ngọc) hoặc các màu nhấn táo bạo hơn (xanh navy, cam đậm) để không gian bớt nhàm chán, nhưng vẫn tuân theo tổng thể màu trung tính, nhẹ nhàng.

Đáng chú ý, tân cổ điển hiện đại có thể kết hợp với các phong cách mới mẻ như phong cách đương đại, phong cách thiết kế hữu cơ, thậm chí là phong cách Indochine để tạo nên những biến thể độc đáo, phù hợp với xu hướng nhưng vẫn giữ được nét sang trọng, hoài cổ.

Làm thế nào để thiết kế nội thất tân cổ điển không bị “Sến”?

Đây là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi muốn theo đuổi phong cách này, bởi sự pha trộn giữa cũ và mới, giữa cổ điển và hiện đại là vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm dày dặn. Nó giống như việc chế biến một món ăn phức tạp, cần biết gia giảm đúng tỷ lệ để các hương vị hòa quyện chứ không phá hỏng nhau.

Để thiết kế tân cổ điển không bị “sến” hay quá lố, hãy ghi nhớ:

  • Hiểu Đúng Tinh Thần: Tân cổ điển đề cao sự tinh giản và tiết chế, không đồng nghĩa với sự cầu kỳ, diêm dúa. Hãy ưu tiên những yếu tố thực sự giá trị.
  • Giữ Vững Nguyên Tắc Cốt Lõi: Luôn tuân thủ tính đối xứng, sử dụng các yếu tố trang trí có chọn lọc (phào chỉ, phù điêu, cột) với đường nét đã được giản lược.
  • Chú Trọng Màu Sắc: Sử dụng nền màu trung tính, tươi sáng làm chủ đạo và chỉ dùng màu đậm để tạo điểm nhấn có chủ đích.
  • Chọn Lọc Đồ Nội Thất: Lựa chọn đồ nội thất có kiểu dáng thanh thoát, đường cong mềm mại đặc trưng của tân cổ điển hoặc đồ hiện đại được thiết kế tinh tế. Nếu sử dụng đồ cổ điển, hãy coi đó là điểm nhấn đặc biệt và đảm bảo sự hài hòa tổng thể.
  • Sắp Đặt Cẩn Thận: Bố cục không gian cần được tính toán kỹ lưỡng theo “tỷ lệ vàng” và tránh bày biện quá nhiều đồ vật.
  • Am Hiểu Văn Hóa & Nghệ Thuật: Một nhà thiết kế nội thất thực sự am hiểu tân cổ điển cần có kiến thức về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc châu Âu qua các thời kỳ (Baroque, Rococo, Louis XVI…) để biết cách kết hợp một cách duyên dáng và có chiều sâu. Kinh nghiệm và cảm xúc của người thiết kế đóng vai trò rất lớn.
  • Đừng Ngại Kết Hợp Có Chọn Lọc: Sự kết hợp với phong cách hiện đại hoặc các phong cách khác có thể mang đến không gian độc đáo, cá tính hơn, miễn là đảm bảo sự cân bằng và hài hòa.

Phong cách nội thất tân cổ điển là một biểu tượng của vẻ đẹp vượt thời gian. Nó mang đến sự sang trọng, quý phái nhưng vẫn rất tinh tế, thanh lịch, phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Xem thêm:

Việc kiến tạo một không gian tân cổ điển đòi hỏi sự am hiểu, tinh tế và khả năng kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố để tạo nên một tổng thể hài hòa, đẳng cấp. Nếu bạn đam mê phong cách này và mong muốn biến không gian sống của mình thành một tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ những chuyên gia có kinh nghiệm và gu thẩm mỹ tốt.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn về phong cách tân cổ điển. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay muốn chia sẻ ý kiến, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

5/5 - (1 bình chọn)