Phong cách nội thất Industrial đề cao vẻ đẹp mộc mạc, thô sơ nhưng không kém phần mạnh mẽ, cá tính. Với những ai yêu thích các thiết kế táo bạo, phóng khoáng cùng những đường nét khỏe khoắn, rõ ràng thì đây là phong cách hoàn hảo mà bạn đang tìm kiếm.
Hãy cùng ATZ LUXURY đi khám phá những đặc trưng của phong cách nội thất Industrial và một số cách ứng dụng phong cách công nghiệp vào từng loại hình khác nhau ngay dưới bài viết này nhé.
Phong cách nội thất Industrial là gì?
Phong cách nội thất Industrial là phong cách chú trọng vào sự thô sơ, đơn giản, tôn vinh vẻ đẹp thô mộc được phô bày ra một cách có chủ ý, đồng thời loại bỏ các chi tiết rườm rà, không cần thiết. Các loại hình căn hộ, văn phòng, quán cafe,… rất ưa chuộng phong cách thiết kế Industrial, bởi chúng lưu giữ được những giá trị tinh túy và lợi ích thiết yếu cho không gian.
Phong cách Industrial ra đời và phát triển từ thế kỷ XX, tại Tây Âu, khi các cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu lúc bấy giờ có dấu hiệu bị suy thoái. Điều này dẫn đến một lượng lớn nhà xưởng hay các xí nghiệp bị bỏ hoang. Và để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, người dân đã nhen nhóm ý tưởng tái định cư chúng và tận dụng những gì sẵn có để đem lại không gian sống tiện nghi. Cuối cùng, với sự nỗ lực và sáng tạo họ đã tạo nên những không gian sống hiện đại, độc đáo và phá cách mang tên phong cách Industrial.
Mời bạn tham khảo cách trang trí theo phong cách công nghiệp:
Xem thêm:
- Phong cách thiết kế Scandinavian
- Phong cách nội thất đương đại
- Phong cách thiết kế nội thất tối giản
Đặc trưng nổi bật trong phong cách nội thất Industrial
Tường nhà thô làm cơ sở kiến tạo không gian công nghiệp
Phong cách nội thất Industrial đặc trưng với những bức tường hoặc trần nhà thô sơ tạo cảm giác mạnh mẽ và độc đáo. Bề mặt tường với những vết nứt, rỗ và các dấu vết nguyên bản, kết hợp với các yếu tố công nghiệp khác như thép, sắt, bê tông tạo nên bức tường cứng cáp và phá cách.
Thông thường, các bức tường và sàn nhà trong phong cách Industrial sẽ được giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không được sơn màu hay ốp lát, đem lại không gian thô, mộc mạc, mang đậm dấu ấn của kiến trúc công nghiệp.
Sắp đặt vị trí cửa sổ
Trong phong cách nội thất Industrial, việc sắp xếp vị trí cửa sổ nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên và tạo điểm nhấn cho không gian là vấn đề quan trọng và cần thiết. Các cửa sổ thường có kích thước lớn và được đặt ở vị trí thông minh để mang lại ánh sáng tự nhiên tốt nhất, đồng thời tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Chúng có thể được đặt ở các bức tường đối diện nhau để tạo ra sự thông thoáng và tận dụng triệt để nguồn ánh sáng tự nhiên lan tỏa trong không gian.
Ngoài ra, thiết kế cửa sổ trần hoặc các mảng kính trong suốt kết hợp với các mảng tường cao giúp không gian thêm rộng mở, xóa bỏ các ranh giới và hòa lấy làm một.
Đồ nội thất đơn giản, đường nét táo bạo, mạnh mẽ
Đồ nội thất Industrial mang vẻ đẹp đơn giản nhưng táo bạo, mạnh mẽ. Với cách thiết kế cùng những đường nét thẳng, góc cạnh và tôn vinh sự tối giản, chúng tạo ra một không gian với góc nhìn độc đáo và hiện đại.
Điểm nhấn trong không gian này là những mảng khối hoặc đường nét gồ ghề trên tường, sàn, trần. Trong phong cách công nghiệp thường sử dụng các chất liệu như thép, gỗ, bê tông và kim loại để chế tác các món đồ nội thất. Ngoài ra, phong cách Industrial ít sử dụng các món đồ trang trí nhằm tối ưu không gian, hoặc có thể trang trí bằng một vài chi tiết nhỏ để tăng sức hút.
Cầu thang thép – thiết kế độc đáo, phá cách
Nghe có vẻ hơi độc lạ, nhưng cầu thang thép là điểm đặc trưng nổi bật trong phong cách công nghiệp, mang đến một làn gió thiết kế độc đáo và phá cách. Với sự kết hợp từ chất liệu thép cùng các đường nét táo bạo, cầu thang thép giúp tạo điểm nhấn nổi bật và góp phần giúp không gian trở nên khác biệt và lôi cuốn.
Các chi tiết như cấu trúc xương, bậc thang và tay vịn cũng được thiết kế khác biệt. Những tấm thép mỏng hoặc thép với lỗ khoan với từng đường nét góc cạnh tạo ra vẻ đẹp mạnh mẽ theo đúng “chất” công nghiệp.
Màu sắc trầm và mạnh mẽ
Phong cách nội thất công nghiệp thường lựa chọn những màu sắc mạnh mẽ để tạo ra một không gian đặc trưng và cuốn hút. Màu chủ đạo của Industrial là các gam tối và trầm như màu xám, đen và nâu. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng các tone màu nổi bật như xanh đậm, nâu đen, đỏ gạch để tạo điểm nhấn. Các màu xám chủ yếu được sử dụng để tạo ra không gian trang trọng, hiện đại và tinh tế.
Đặc biệt, trong phong cách thiết kế Industrial, tông màu tối thường đem lại cảm giác bí ẩn và độc đáo, tạo ra sự tương phản nổi bật với các chất liệu công nghiệp như kim loại và gỗ. Ngoài ra, có thể điểm xuyết một vài gam màu trắng để làm tăng độ sáng và rộng cho không gian, tạo ra sự trong trẻo, tinh tế, đồng thời tôn lên vẻ đẹp của các chi tiết trong công nghiệp, tạo ra sự cân bằng và tươi mới.
Chất liệu mang đậm dấu ấn công nghiệp
Chất liệu sử dụng được coi là kim chỉ nam dùng để xác định và phân biệt giữa các phong cách thiết kế. Với phong cách công nghiệp, các chất liệu như thép, sắt, bê tông, gỗ hay kính được dùng phổ biến để tạo ra một không gian độc đáo và mạnh mẽ.
Phong cách Industrial ưa chuộng các bề mặt thô mộc như tường xi măng thô, sàn bê tông hoặc gạch mosaic tạo nên những đường nét thô ráp, cứng cáp. Khung cửa sổ và cửa sổ được khéo léo lựa chọn chất liệu thép và kính, thường được giữ nguyên hiện trạng, tạo vẻ đẹp đơn giản và mộc mạc.
Ngoài ra, các đường ống dẫn nước, dẫn điện, hệ thống thông gió sẽ tận dụng chất liệu nhựa để vừa tạo thẩm mỹ, vừa đặc trưng yếu tố công nghiệp. Các món đồ nội thất Industrial thường được chế tác bằng ống thép, bằng sắt hoặc từ gỗ. Những món đồ trang trí có thiết kế đơn giản hơn, thô mộc và đậm chất hiện đại hóa.
Tạo điểm nhấn từ những đường nét để lộ, hiện diện rõ ràng
Những đường nét để lộ có thể được tạo ra thông qua sử dụng vật liệu không che giấu như thép không hoàn thiện hoặc những mảng tường thô, gồ ghề. Bên cạnh đó, các chi tiết như ốc vít, đinh, đường hàn hoặc các đường ống cũng được thiết kế lộ liễu ra bên ngoài. Chúng tạo nên một cái nhìn công nghiệp và tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian căn phòng theo phong cách Industrial.
Áp dụng phong cách nội thất Industrial vào các loại hình khác nhau
Đối với loại hình nhà ở, căn hộ hoặc chung cư
Phong cách Industrial không chỉ áp dụng trong loại hình nhà ở mà còn được nhiều gia chủ lựa chọn áp dụng trong thiết kế nội thất cho căn hộ hoặc chung cư. Đây được coi là “best choice” cho những ai ưa thích không gian mạnh mẽ, hiện đại và vô cùng bứt phá.
Phòng khách
Không gian phòng khách là nơi sinh hoạt, tiếp đón các vị khách quý, thể hiện rõ nét đẹp trong phong cách mà gia chủ theo đuổi. Lấy cảm hứng từ không gian công nghiệp, phòng khách theo phong cách thiết kế Industrial tập trung sử dụng các vật liệu thô như gạch, kim loại, gỗ tự nhiên, bê tông hay thép.
Màu sắc của các căn hộ chung cư thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp Industrial thường sử dụng các gam màu đậm và trầm như xám, xanh đen, nâu đen hoặc xanh lá cây sẫm. Những tông màu này thường đem lại cảm giác mạnh mẽ, cá tính và độc đáo. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm một số màu sắc tươi sáng để tạo điểm nhấn và cân bằng trong không gian.
Đối với không gian phòng khách phong cách Industrial, các chi tiết công nghiệp như ống nước, đèn, bánh xe hoặc các chi tiết hàn sắt, thép cũng là yếu tố đặc trưng thường được sử dụng. Thông thường, chúng sẽ được thiết kế để lộ, hiện diện ngay trong không gian rộng mở, tạo vẻ thô mộc và dấu ấn công nghiệp đặc trưng.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các bức tường gạch thô hay trang trí thêm thảm trải sàn, các cây xanh tươi mát hoặc tranh vẽ nghệ thuật để tạo thêm vẻ sinh động và ấn tượng trong thiết kế.
Phòng bếp
Đến với không gian phòng bếp Industrial bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những sắc thái đậm cùng nhiều chi tiết hàn để lộ. Những chiếc tủ bếp, kệ bếp được bố trí với nhiều kiểu dáng khác nhau như hình chữ L, chữ U hoặc để tiết kiệm diện tích hơn có thể lựa chọn thiết kế dạng âm tường. Ngoài ra, các trang thiết bị cũng được bày biện gọn gàng, sắp xếp hợp lý để căn phòng bếp trở nên thoáng mát và hiện đại hơn.
Bạn còn có thể bắt gặp nhiều phòng bếp Industrial được trang trí bằng những bóng đèn thả trần chế tác từ kim loại, nhôm hoặc sứ. Chúng cung cấp ánh sáng nhẹ nhàng, êm dịu tạo nguồn cảm hứng để chế biến những bữa cơm gia đình thơm ngon và ấm cúng.
Màu sắc chủ yếu trong phòng bếp phong cách công nghiệp là những gam màu đậm và trầm, tạo sự tương phản và mờ ảo cho không gian. Ngoài ra, ánh sáng qua những cửa sổ cỡ lớn, cửa kính hoặc những chiếc đèn trần tạo căn phòng bếp thoáng mát và sáng sủa.
Phòng ngủ
Phòng ngủ phong cách Industrial thường chú trọng vào việc tạo ra không gian hiện đại, thoải mái và vô cùng tiện nghi. Ấn tượng đầu tiên dễ bắt gặp nhất là các bức tường hoặc trần nhà thường được để thô, tạo điểm nhấn bằng các món đồ nội thất đẹp và hoàn mỹ nhất.
Món đồ nội thất quan trọng nhất không thể thiếu đó là chiếc giường ngủ, chúng thường có thiết kế đơn giản và mạnh mẽ. Chất liệu chính sử dụng là gỗ tự nhiên bọc da cao cấp với nhiều đường nét thô mộc. Đôi khi, những chiếc chân giường còn được làm bằng ống kim loại hoặc các chi tiết hàn để tạo điểm nhấn.
Để giúp không gian phòng ngủ bớt đơn điệu và thêm tính tiện nghi, bạn có thể đặt thêm các món đồ nội thất khác như bàn trang điểm, kệ đầu giường hoặc tủ quần áo. Hoặc để tạo vẻ đẹp sang trọng và độc đáo hơn, những chiếc tab đầu giường với nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau cũng là sự lựa chọn hoàn hảo.
Chăn ga, gối đệm có vẻ ngoài mộc mạc và làm từ chất liệu tự nhiên như vải dày, len hoặc cotton cùng các gam màu đậm đặc trưng như xám, xanh đen, nâu hoặc xám tro.
Loại hình văn phòng
Phong cách công nghiệp rất được ưa chuộng để thiết kế trong những không gian văn phòng, tạo ra vẻ đẹp hiện đại và sáng tạo, tiện nghi. Văn phòng Industrial thường được thiết kế không gian mở, không được chia thành các phòng riêng biệt, tập trung tạo ra một môi trường làm việc giao tiếp tương tác qua lại.
Thiết kế nội thất văn phòng phong cách công nghiệp theo hướng đơn giản nhưng tiện lợi, đầy đủ chức năng đáp ứng được nhu cầu của nhân viên làm việc. Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo cũng được trang bị đầy đủ qua các cửa kính lớn, giúp không gian thêm rộng rãi, thoáng mát, đồng thời nâng cao tinh thần của nhân viên để đạt hiệu quả trong công việc.
Loại hình nhà hàng, quán cà phê
Nếu ai đó giới thiệu hoặc kể cho bạn nghe về một quán cà phê, nhà hàng có thiết kế độc đáo, cá tính và hơi thiên hướng hoài cổ, công nghiệp thì có thể đó là phong cách Industrial đấy. Hãy cùng ATZ LUXURY chiêm ngưỡng một số hình ảnh loại hình quán cà phê hay nhà hàng theo phong cách Industrial ngay dưới đây nhé.
Quán cà phê
Với lối thiết kế độc đáo, mạnh mẽ cùng các chi tiết trang trí cuốn hút, quán cà phê phong cách Industrial dễ dàng gây ấn tượng cho khách hàng bước vào. Những vật liệu đơn giản, mộc mạc cùng sự táo bạo trong thiết kế, để lộ những chi tiết thô mộc, đơn giản trong không gian thoáng đãng, rộng rãi, tạo ra trải nghiệm thú vị và thoải mái khi khách hàng ghé chân vào nơi đây.
Nhà hàng
Nhà hàng phong cách thiết kế Industrial tạo ra một cảm giác ấm áp, thân thiện và khác biệt. Cùng với những chất liệu công nghiệp và cách thiết kế đơn giản, kiến tạo ra không gian dễ chịu và dễ thu hút khách hàng. Những vật liệu thô cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mới mẻ và khác biệt, khiến họ cảm thấy như đang dạo chơi trong một không gian sáng tạo và độc đáo.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết nhất về đặc trưng phong cách Industrial được chúng tôi tổng hợp, hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan chân thực và hữu ích nhất. Nếu bạn còn thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với ATZ LUXURY để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.